Sai lầm thường gặp khi mặc bỉm gây hại cho trẻ nhỏ

 Bố mẹ thường nhấc chân con lên cao quá

Rất nhiều bậc cha mẹ trẻ khi bắt đầu thay tã cho con thường đưa phần chân con lên co quá, khiến cho cả phần lưng của trẻ bị nhấc lên trên không trung. Một ngày lặp đi lặp lại điều đó nhiều lần rất dễ làm tổn thương đến cột sống vốn còn non nớt của trẻ.

 

Đóng bỉm sai cách

Với các mẹ thiếu kinh nghiệm, lần đầu đóng bỉm cho con vẫn còn lóng ngóng và chưa thành thạo nên không tránh khỏi việc đóng bỉm sai cách cho con. Các mẹ cần biết, với bé trai và gái thì cần có cách đóng bỉm khác nhau.

Đóng bỉm cho bé trai cần chú ý vùng kín của con khi đóng bỉm. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.

 

Khi đóng bỉm cho bé gái thì bố mẹ nên lưu ý đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.
 
Mỗi lần con đi tiểu tiện đại tiện bố mẹ đều dùng khăn giấy vệ sinh

Nhiều bố mẹ có thói quen sử dụng khăn giấy ướt. Việc lạm dụng khăn ướt mỗi lần con đi đại tiện, tiểu tiện không những không thuận tiện sạch sẽ mà còn làm nguy cơ nhiễm khuẩn cơ thể của con. Bởi vì các thành phần hóa học có trong khăn giấy rất có thể gây ra hiện tượng hăm, ngứa, mẩn đỏ trên người và vùng da của bé.

 

Việc sử dụng khăn giấy trong những trường hợp bần cùng lắm bố mẹ hãy nên sử dụng để vệ sinh cho con, đặc biệt khi ở nhà bố mẹ nên vệ sinh cho con bằng khăn xô mềm, sạch. Khi vệ sinh cho con nên sử dụng nước ấm để rửa sạch, như thế sẽ khiến bé dễ chịu thoải mái hơn rất nhiều. Sau khi vệ sinh xong nên để cho con được khô ráo, không còn ẩm ướt rồi mới mặc bỉm cho con.

Bố mẹ dùng tay nắm lấy gan bàn chân con

Nhiều bố mẹ thường có thói quen giữ, nắm chặt lòng bàn chân con để tránh con quẫy đạp. Thực chất khi bố mẹ giữ chân con thì phản xạ quẫy đạp mới xuất hiện, vì vậy khi thay bỉm cho con, bố mẹ không nên chạm sâu vào lòng bàn chân, chỉ nên giữ ở vùng mắt cá chân, như vậy tiện cho việc thay tã và cũng giúp con thoải mái hơn.


Bố mẹ khi thay bỉm thường kích động đến phần nào đó của trẻ trên cơ thể.

Nhiều khi bố mẹ vừa tháo bỏ bỉm cũ ra thì con đã đi vệ sinh tiếp, nhưng thực chất là khi bố mẹ lấy bỉm cũ ra, đã vô tình kích thích bộ phận trên cơ thể trẻ khiến trẻ muốn đi tiểu.

 

 

Thế là việc thay bỉm lúc này còn kéo theo hàng loạt các việc khác như thay ga, chiếu, quần áo ướt của mình. Mẹ không nên để bỉm quá lâu, nhưng cũng không nên vội vàng thay liên tục bỉm cho bé, cần quan sát những thói quen của trẻ bạn sẽ biết cách thay bỉm, tã cho con hợp lý.

LV (Tổng hợp)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

Sức Khỏe
Boliveric

Boliveric