Miêu vĩ huyết (Máu lấy đuôi mèo) có vị ngọt, mặn, tính ấm có tác dụng chữa được chứng cấp kinh phong (thường gặp trẻ em hoảng sợ, nóng sốt mà lên cơn co giật) bằng cách cắt đuôi mèo lấy máu pha nước mà uống).
Miêu não (Não mèo) vị ngọt, mặn, tính ấm có tác dụng chữa được chứng loa lịch, tràng nhạc nhọt rò mủ máu. Cách dùng dưới dạng phối hợp rau hẹ, đậu hủ nấu canh ăn, hoặc chưng cách thủy ăn.
Miêu Nhãn Tinh (Mắt mèo) có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng chữa được chứng phong tê nhức mỏi, mụn nhọt, loa lịch, mắt yếu. Cách dùng dưới dạng phối hợp xương thịt mèo, tẩm rượu gia vị mắm muối tiềm ăn, hoặc phối hợp, Ý dĩ nhân, Đậu đỏ, hầm ăn.
Trị Thận Hư, Lãnh Tinh, Eo Và Đầu Gối Lạnh Đau Bằng Rượu Liệt Dương
Miêu can (Gan mèo) có vị ngọt, mặn, tính ấm có tác dụng chữa được chứng lao sái (chứng hư lao giai đoan nặng có tính lây truyền), chứng ho thở tức ngực. Các dùng dưới dạng hầm với đậu xanh, gạo gia vị nấu cháo ăn. Với hành tây, cà rốt xào ăn.
Miêu Vị (Dạ dày mèo) có vị ngọt, mặn, tính ấm có tác dụng chữa được chứng, tỳ hư ăn kém, gầy yếu. Dưới dạng dùng phối hợp thịt và dạ dày mèo, đậu hầm ăn, bài này còn dùng chữa cơ thể suy nhược, xanh xao, gầy yếu hiệu quả.
Theo đông y Miêu đởm (Mật mèo), có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giảm đau, chống co thắt, chữa hen, suyễn, đau bụng kinh niên. Khi dùng lấy nước mật hòa với rượu uống hằng ngày.
Theo Đông y Miêu phê (phổi mèo) có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng trị hen suyễn, ho thở lâu ngày: Phối hợp phổi mèo thịt mèo hầm, ngải cứu đậu xanh gia vị vừa đủ hầm ăn. Hoặc dùng phổi mèo 1 bộ rữa sạch tẩm gia vị băm nhỏ trộn với hành hẹ chưng cách thủy ăn.
Miêu Chi (Mỡ mèo) có tác dụng chữa bỏng, vết thương. Da lông mèo đốt thành tro trộn với dầu vừng bôi chữa tràng nhạc, mụn nhọt.
Miêu Nha (Răng mèo) dùng trị vết lở không có sắc màu: Dùng Răng mèo, răng người, răng mèo, răng heo, răng chó đều đốt tồn tính, các vị bằng nhau, tán nhỏ, liều uống 1g mỗi lần, uống với rượu nóng.