Hệ kinh lạc trong cơ thể
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Qua thực tế chữa bệnh và quan sát tỷ mỉ những biểu hiện sinh lý, bệnh lý, người xưa đã quy nạp một hệ thống các đường dọc, đường ngang, to, nhỏ, nông, sâu khác nhau gọi là kinh lạc.
Kinh lạc là nơi tuần hoàn của khí huyết để nuôi dường toàn thân, duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, làm cho cơ thể thành một khối thống nhất.
Kinh lạc là nơi mà tác nhân gây bệnh xâm nhập vào, cũng là nơi phản ánh tình trạng bệnh tật bên trong.
Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. kinh mạch là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc, đi ở sâu. Còn lạc là đường ngang, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp nơi và đi ở nông.
-
Cấu tạo của hệ kinh lạc
Các kinh mạch chính: có 12 kinh mạch chính
ở tay có 6 kinh gồm 3 kinh âm và 3 kinh dương: thủ thái âm phế, thủ thiếu âm tâm, thủ quyết âm tâm bào, thủ thái dương tiểu trường, thủ thiếu dương tam tiêu, thủ dương minh đại trường.
ở chân có 6 kinh gồm 3 kinh âm và 3 kinh dương: túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can, túc thái dương bàng quang, túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị.
Kinh mạch phụ: có 8 kinh mạch phụ: mạch nhâm, mạch đốc, mạch xung, mạch đới, mạch âm duy, mạch dương duy, mạch âm kiểu, mạch dương kiểu.
Kih biệt (kinh nhánh): có 12 kinh nhánh. Mỗi kinh chính đều có một nhánh lớn gọi là kinh biệt đi vào trong liên hệ với tạng phủ tương ứng.
Kinh cân: có 12 kinh cân, các kinh cân nối liền các đầu xương, đường đi và biểu hiện bệnh lý của chúng đều thuộc về gân cơ.
Biệt lạc: có 15 biệt lạc đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và tổng lạc.
Tôn lạc: từ các biệt lạc phân nhánh nhỏ.
Phù lạc: từ tôn lạc nổi ở ngoài da.
-
Đường tuần hoàn của 12 kinh chính và 2 mạch nhâm đốc
Kinh lạc là đường tuần hoàn của khí huyết
Đường đi của kinh lạc được mô tả theo sự vận hành của khí huyết.
Khí huyết được tuần hoàn trong kinh lạc theo quy luật âm thăng dương giáng và tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín, bắt đầu từ kinh phế, kinh nọ nối kinh kia thành một đường tuần hoàn khép kín đi khắp cơ thể.
Mỗi kinh đi vào một tạng phủ mà nó mang tên và đi vào tạng phủ biểu lý với tạng phủ đó.
Hầu hết các kinh đều đi dọc cơ thể và giữa các vơ đến tận đầu ngón.
Từ thế mô tả đường kinh: bệnh nhân đứng thẳng, mất nhìn về phía trước, hai tay giơ lên lòng bàn tay hướng về phía trước
Sự tuần hoàn của khí huyết trong 12 kinh chính được khái quát với đặc điểm sau: ba kinh dương ở tay đi từ bàn tay xuống đầu mặt, ba kinh âm ở tay đi từ tạng lên bàn tay, ba kinh âm ở chân đi tù bàn chân lên ngực bụng, ban kinh dương ở chân đi từ đầu mặt xuống bàn chân.
Hướng đi theo nguyên tắc âm thăng, dương giáng.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: hệ kinh lạc trong cơ thể
Không có bình luận