Các bài thuốc chữa bế kinh, vô kinh trong YHCT (phần 2)

Contents

Các bài thuốc điều trị vô kinh, bế kinh trong y học cổ truyền (tiếp)

Vô kinh được chia thành 2 loại.

1. Phần huyết bị giảm sút:

 

e. Vị nhiệt:

  • Triệu chứng: bế kinh. sắc mặt vàng, hai gò má đỏ, tâm phiền, nóng nẩy, miệng đắng, họng khô, gầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, có tướt miệng lưỡi, mạch huyền tế sác.
  • Phương pháp chữa: tiết nhiệt tồn âm.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: bài “Ngọc trúc tán” là bài tứ vật gia thêm đại hoàng: 4g, mang tiêu: 4g, cam thảo: 4g.

2. Phần huyết bị ứ trệ:

a. Phong hàn:

  • Triệu chứng: kinh nguyệt không có vài tháng, bụng dưới đau lạnh, tay chân lạnh, ngực tức, buồn nôn, rêu lưỡi trắng, mạch trầm khẩn.
  • Phương pháp chữa: Ôn kinh tán hàn, thông trệ.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: đan sâm: 12g, ngưu tất: 12g, xuyên khung: 10g, uất kim: 8g, quế chi: 8g, tô ngạnh: 8g, bạch chỉ: 8g, nga truật: 8g.

Bài 2: bài “Lương phương ôn kinh thang” gồm: ngưu tất: 12g, đảng sâm: 12g, đương quy: 8g, xuyên khung: 8g, bạch thược: 8g, nga truật: 8g, quế chi: 8g, cam thảo: 4g.

b. Khí uất:

  • Triệu chứng: bế kinh, sắc mặt vàng, tình chí uất ức, nóng nảy, hay cáu gắt, phiền táo, đầu choáng, ù tai, ngực sườn đau, ăn uống kém, ợ hơi, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền.
  • Phương pháp chữa: điều khí giải uất, điều kinh.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: xuyên khung: 12g, ngưu tất: 12g, nga truật: 8g, uất kim: 8g, hương phụ: 8g, ô dược: 8g, trần bì: 8g, to ngạnh: 8g.

Bài 2: bài “Khai uất nhị trần thang” gồm:phục linh: 8g, nga truật: 8g, hương phụ: 8g, xuyên khung: 8g, trần bì: 6g, bán hạ chế: 6g, thương truật: 6g, mộc hương; 6g, cam thảo: 4g, binh lang: 4g.

Bài 3: bài “Ô dược tán” gồm: ô dược: 8g, nga truật: 8g, quế tâm: 8g, đương quy: 8g, đào nhân: 8g, thanh bì: 8g, mộc hương: 6g. Tán nhỏ uống 16-20g/ngày.

c. Đàm tắc:

  • Triệu chứng: béo mập, bế kinh, không muốn ăn, có lúc nôn mửa, miệng nhạt, tiểu nhiều, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt.
  • Phương pháp chữa: trừ đàm thấp, điều kinh.
  • Các bài thuốc: 

Bài 1: gồm: đảng sâm: 16g, ý dĩ: 12g, đan sâm: 12g, hương phụ: 8g, trần bì: 8g, bán hạ chế: 8g, chỉ xác: 8g, nga truật: 8g, uất kim: 8g.

Bài 2: bài “Thương phụ đạo đàm hoàn” gồm: bạch linh: 12g, thương truật: 8g, hương phụ: 8g, trần bì: 8g, nam tinh chế: 8g, chỉ xác: 8g, bán hạ chế: 8g, chích thảo: 4g. Tán nhỏ uống 12-16g/ngày.

d. Huyết ứ:

  • Triệu chứng: bế kinh, sắc mặt xanh tối, hạ vị căng trướng, cự án, không muốn uống, 2 bên lưỡi tía, mạch trầm huyền sác.
  • Phương pháp chữa: hoạt huyết khứ ứ.
  • Các bài thuốc: 

Bài 1: Cao ích mẫu uống 1 lượng tương ứng 20-30g ích mẫu.

Bài 2: gồm: ích mẫu: 16g, ngưu tất: 12g, đào nhân: 8g, uất kim: 8g, tạo giác thích: 8g, hương phụ: 8g.

Bài 3: bài “Thông ứ tiễn gia giảm” gồm: ngưu tất: 12g, đào nhân: 8g, đan sâm: 8g, trạch lan: 8g, đương quy: 8g, huyền hồ: 8g, hồn hoa: 8g, xích thược: 8g, hương phụ: 8g, xuyên khung: 8g.

3. Phương pháp châm cứu, nhĩ châm:

a. Châm cứu:

Do huyết kém gây bế kinh thì lấy các huyệt ở mạch nhâm, kinh tỳ, kinh thận, châm bổ: trung cực, vị du, khí hải, túc tam lý.

Do huyết trệ gây bế kinh thì lấy các huyệt ở mạch nhâm, kinh tỳ, kinh can, châm tả không cứu: trung cực, hợp cốc, khí hải, tam âm giao, hành gian.

b. Nhĩ châm:

Châm các vị trí tỳ, can, thận, nội tiết.

Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

Link bài viết: Các bài thuốc chữa bế kinh, vô kinh trong YHCT (phần 2)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
GoodBrains

GoodBrains

Sức Khỏe
1
Viêm Xoang Kim Hòa

Viêm Xoang Kim Hòa