Trật khớp háng (tiếp theo)

1.Phân loại và phân độ trật khớp.

trật khớp háng
trật khớp háng

*Phân loại trật khớp: có năm loại trật khớp khác nhau:

  • Trật khớp kiểu chậu: khớp bị trật lên trên và ra sau, có khoảng 85% các trường hợp bệnh nhân bị trật khớp kiểu này.
  • Trật khớp kiểu mu: chạy chếch lên trên và ra trước.
  • Trật khớp kiểu ngồi: khớp trật xuống dưới và ra sau.
  • Trât khớp kiểu bịt: khớp trật xuống dưới và ra trước.
  • Các loại cuối cùng là trật khớp háng trung tâm: chỏm xương đùi chui vào trong ổ cối bi vỡ và đi vào tiểu khung (hố chậu bé).

*Phân độ trật khớp:

  • Trật khớp độ 1: trật khớp vững (sau khi được nắn thì không còn trật lại nữa).
  • Trật khớp độ 2: bệnh nhân bị trật khớp có kèm theo vỡ một phần chỏm xương đùi, hoặc cũng có thể bị gãy một phần ổ cối nhưng sau khi nắn thì khopws vững.
  • Trật khớp độ 3: các tổn thương giống như ở trật khớp độ 3 nhưng sau khi được nắn thì khớp không vững và bị trật lại nhiều lần.
  • Trật khớp độ 4: loại trật khớp này có kèm theo gãy cổ xương đùi.

Những bệnh nhân bị trật khớp độ 3 và trật khớp độ 4 thì bắt buộc phải điều trị bằng cách phẫu thuật.

2.Chẩn đoán trật khớp háng.

Chẩn đoán đoán bệnh nhân bị trật khớp háng dựa vào các biểu hiện lâm sàng cùng với các dấu hiệu của X-quang.

  • Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh:

+ Bệnh nhân bị đau vùng tam giác Scarpa, mất các hoạt động cơ năng của khớp.

+ Cần khám xét theo trình tự sau, có các triệu chứng điển hình của bệnh tùy theo từng kiểu trật khớp khác nhau:

Mấu chuyển lớn của xương lớn lên cao so với đường Nélaton – Roser.

Có thấy dấu hiệu lò xo (hay còn gọi là dấu hiệu Pitton).

Trường hợp bệnh nhân bị trật khớp kiểu chậu: gấp đùi ít, háng khép và xoay vào trong.

Trường hợp bệnh nhân bị trật khớp kiểu mu: gấp đùi được ít, háng dạng và xoay ra phía ngoài.

Trường hợp bệnh nhân bị trật khớp kiểu ngồi thì bệnh nhân lại có biểu hiện  gấp đùi được nhiều, háng khép lại và xoay vào trong.

Trường hợp bệnh nhân bị trật khớp kiểu bịt thì bệnh nhân có các biểu hiện  gấp đùi nhiều , háng dạng và xoay ra ngoài.

  • Trên phim chụ X-quang: cần chụp sao cho có thể lấy hết được xương chậu của bệnh nhân.

Trên phim chụp thì có dấu hiệu mất vòng cung cổ – bịt. Góc cổ chỏm xương đùi thì bình thường (trường hợp này cần thực hiện chẩn đoán phân biệt với trường hợp gãy cổ xương đùi thì bệnh nhân cũng bị mất vòng cung này).

copy ghi nguồn:http://health-guru.org/

link bài viết:Trật khớp háng (tiếp theo)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Glupain Forte

Glupain Forte

Sức Khỏe
Siro Muhi màu hồng

Siro Muhi màu hồng