Theo Đông y, Mi Hồ Đào (Actinidia Pilosula) có

Cây Mi Hồ Đào

Cây Mi Hồ Đào

Lá Dạng Tim

Lá Dạng Tim

Thân Dây Leo

Thân Dây Leo

Hoa Màu Trắng

Hoa Màu Trắng

Quả Non

Quả Non

Bộ
Bộ Thạch Nam (Ericales)
Họ
Họ Dương Đào (Actinidiaceae)
Chi
Chi Dương Đào (Actinidia)
Loài
Loài A. Pilosula
Tên khác
Di hầu đào, Dương đào (Yang tao), Đằng lê (Tengli), Đào ruột xanh, Kiwi
Tên khoa học
Actinidia Pilosula (Finet & Gagnep.) Stapf ex Hand.-Mazz.

Theo Đông y, Mi Hồ Đào (Actinidia Pilosula) có vị ngọt, chua, tính hàn; tác dụng giải nhiệt, chỉ khát (làm hết khát nước), thông lâm (giúp thông tiểu tiện, ngừa sỏi niệu), tiêu viêm, lưu thông khí huyết. Thường dùng chữa sốt nóng, phiền nhiệt, tiêu khát, hoàng đản (vàng da), nước tiểu vàng đục do nhiệt, sỏi tiết niệu, phù thũng.

Cây Mi Hồ Đào - Actinidia Pilosula
Cây Mi Hồ Đào – Actinidia Pilosula

Cây mọc leo dài tới 10m, rất khỏe, có lông lởm chởm ở các phần non. Lá rất to, dạng tim, đầu tù hay hơi lõm, lúc non phủ gân đỏ; gân phụ 7 – 8 cặp; mép có ráng nhỏ; mặt dưới có lông mịn dày; cuống dài khoảng 4 – 5cm. Hoa khác gốc; có màu trắng rồi chuyển màu vàng cam, thơm; 6 lá đài, 6 cánh hoa, nhiều nhị vàng; hoa cái có 20 lá noãn dính nhau. Quả mọng, hình trứng, có lông nhung màu nâu. Thịt quả màu xanh lục nhạt, hạt nhỏ màu đen.

Mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả tháng 10 – 11.

Mi hầu đào có nguồn gốc ở Trung Quốc nên gọi là dương đào Trung Quốc. Theo nhà dược học Lý Thời Trân (1518-1593), sở dĩ có tên Mi hầu đào vì loại quả của cây này rất được những con khỉ cái lớn (Mi hầu) ưa thích.

Năm 1904, Mi hầu đào được một du khách đem từ Trung Quốc về New Zealand. Những hạt của loại quả này đã được một người làm vườn tên Alexander Allison gieo trồng và tìm cách lai tạo suốt 30 năm mới tạo ra loại quả kiwi được ưa chuộng khắp nơi.

Kiwi vốn là tên do thổ dân ở New Zealand đặt cho một loài chim chỉ biết chạy mà không biết bay, và trứng của nó rất to so với cơ thể. Khi quả Mi hầu đào xuất hiện ở New Zealand, được đặt tên là kiwi và dần dần trở thành loại trái cây xuất khẩu hàng đầu của vùng đất này.

Năm 1952, trong một chuyến tàu chở chanh sang Anh Quốc, viên chủ tài đã chở thêm mấy thùng quả kiwi. Gặp lúc có những cuộc đình công hơn một tháng làm chanh bị hư hết, trong khi đó kiwi vẫn còn nguyên vẹn. Người tiêu thụ dùng loại quả này và nhận thấy nó ngon ngọt giống như một sự pha trộn giữa các loại quả: chuối, dâu và dứa.

Đến nay, New Zealand là nước sản xuất kiwi đứng đầu thế giới, khoảng 300 ngàn tấn mỗi năm, chiếm 65 – 70% sản lượng kiwi của thế giới. Tiếp theo là các nước Hoa Kỳ, Nhật, Pháp…

Ở Việt Nam, Mi hầu đào được nhập trồng ở vùng cao, khí hậu mát như Sa Pa, Lâm Đồng. Người ta thu hái quả khi còn xanh, cứng. Nếu giữ cẩn thận không để bị trầy xước hay bị dập, thì có thể giữ tươi ở nhiệt độ bình thường hàng tháng. Nếu làm lạnh sau khi hái có thể giữ tưới được lâu hơn.

Đông y đã sử dụng Mi hầu đào làm thuốc cách đây gần 3.000 năm. Theo Đông y, Mi hầu đào có vị ngọt, chua, tính hàn; tác dụng giải nhiệt, chỉ khát (làm hết khát nước), thông lâm (giúp thông tiểu tiện, ngừa sỏi niệu), tiêu viêm, lưu thông khí huyết. Thường dùng chữa sốt nóng, phiền nhiệt, tiêu khát, hoàng đản (vàng da), nước tiểu vàng đục do nhiệt, sỏi tiết niệu, phù thũng. Ngày dùng 1 – 2 quả, cắt lát ăn như rau sống, ăn tráng miệng hoặc xay làm nước sinh tố cùng với các loại rau quả khác.

Ngoài ra, người ta còn dùng rễ cây Mi hầu đào để chữa phù thuông, viêm gan vàng da, đau nhức các khớp xương. Ngày dùng 10-16g khô, sắc uống.

Mi hầu đào được coi là một quả ngon miệng và bổ dưỡng. Trong 100g quả có chứa các chất sau: Nước 83,9g, protid 1,02g, glucid 7,2g, potassium 270mg, magnesium 23mg, calcium 20mg, sắt 0,31mg, vitamin A 133 IU, vitamin B­1 0,3mg, vitamin C 57mg, vitamin E 3mg. Cung cấp 36Kcal.

Như vậy, vitamin C trong Mi hầu đào khá cao so với các loại trái cây khác (cam 40mg%, đu đủ chín 54mg%, quít 55mg%, xoài chín 30mg%, dứa 24mg%…).

Một quả Mi hầu đào có thể cung cấp tới 75mg vitamin C, tương đương với 150mg nước bưởi và hơn hẳn cam.

Y học hiện đại cho rằng Mi hầu đào có khả năng ngăn ngừa được bệnh tim mạch, giúp hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Ngoài ra, hàm lượng kali cao (270mg%) cũng giúp thông tiểu, bài tiết chất cặn bã trong cơ thể và điều hòa nhịp tim.

Enzym chứa trong quả Mi hầu đào là một hỗn hợp phân hóa tố loại protease, nên có tác dụng giúp tăng tiết dịch vị và tiêu hóa chất đạm. Những người yếu dạ dày do suy giảm tiết pepsin dạ dày có thể dùng vài lát Mi hầu đào trước bữa ăn, hoặc ăn Mi hầu đào xắt lát mỏng trộn chung với các loại rau khác để ăn hàng ngày.

Người ta còn chế biến rượu trái cây từ Mi hầu đào để làm rượu khai vị, giúp ăn ngon miệng, trợ tiêu hóa rất tốt.

Quả Mi hầu đào bán ở chợ (thường gọi là kiwi, đào ruột xanh) là những quả chưa chín, còn cứng và có vị chua, chát. Muốn ủ chín, phải cho vào túi giấy, bọc kín, ủ chung với chuối. Sau một tuâờn, quả chín mềm, nên bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Cần gọt bỏ vỏ trước khi ăn để tránh vị chát của vỏ quả.

Trẻ em bị cam tích, ăn nhiều vẫn gầy, đầy bụng, đi tiêu phân sống, nên cho ăn thường xuyên Mi hầu đào trong bữa ăn.

Có lẽ đây là loại trái cây mà loại Mi hầu tìm ăn để tăng cường dinh dưỡng cho bản thân và cho thế hệ tiếp nối. Bài học từ thiên nhiên quả thật đã đem lại nhiều lợi ích cho con người.

 

Nguồn tham khảo

Tuvienquangduc

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Glupain Forte

Glupain Forte

Sức Khỏe
Siro Muhi màu hồng

Siro Muhi màu hồng