Âm dương trong y học cổ truyền
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Sự phân định âm dương trong cơ thể chỉ là tương đối vì trong âm có dương, trong dương có âm nên trong các tạng thuộc âm vẫn có phần âm và phần dương.
Ví dụ trong tạng thận thuộc âm có thận thủy âm và thận hỏa dương trong âm, vị là phủ thuộc dương cũng có vị dương và vị âm trong dương.
-
Quá trình phát sinh bệnh tật
Phát sinh bệnh tật trong cơ thể do sự mất cân bằng âm dương. Mất cân bằng có thể do:
Thiên thắng: dương thắng sinh nhiệt: sôt cao, khát, táo bón. Âm thắng sinh hàn: người lạnh, chân tay lạnh.
Thiên suy: dương hư sinh hàn, âm hư sinh nội nhiệt.
Hoặc do quá trình phát triển của bệnh:
Bệnh phần dương ảnh hưởng tới phần âm (dương thắng thì âm bệnh). Ví dụ sốt cao dương thắng gây mất tân dịch lầm phần âm hư tổn
Bệnh phần âm ảnh hưởng đến phần dương: âm thắng thì dương bệnh. Ví dụ ỉa chảy gây mất nước âm thắng, do mất nước điện giải dẫn tới sốt cao, co giật lầm phần dương bị bệnh.
-
Chẩn đoán
Qua các phương pháp khám bệnh (tứ chẩn) khai thác các triệu chứng rồi quy về bệnh (biểu – lý), tính chất của bệnh: hàn, nhiệt, sự đấu tranh giữa tà khí và chính khí hư – thực mà quy ra bệnh thuộc âm hay thuộc dương, dương chứng hay âm chứng.
Thường là bệnh thuộc biểu, thực, nhiệt là dương chứng, lý, hu, hàn là âm chứng. Nếu là thực nhiệt thì dương thiên thắng, thực hàn là âm thiên thắng, nếu là hư nhiệt là do âm hư, hư hàn là do dương hư.
-
Điều trị
Mục đích của điều trị là điều hòa lại sự thăng bằng âm dương
Khi dương thắng làm tổn hại đến phần âm cần hạ bớt phần dương: tả dương
Khi âm thắng hàn thịnh thì cần hạ bớt phần âm: tả âm.
Khi dương không đủ dương hu gây nên chúng âm thì phải bổ dương để cân bằng âm dương: tráng dương
Khi âm không đủ âm hư làm cho phần dương xung thịnh phải bổ cho phần âm mạnh lên thì dương tự lui: bổ âm tiềm dương
Nên khi âm chứng cần dùng dương dược, dương chứng cần dừng dương dược, dương chứng dùng phép châm, âm chứng dùng phép cứu.
Nhóm thuốc thuộc âm: âm dược là những thuốc có tính mát: lương, lạnh: hàn, có vị đắng, chua, mặn, hướng thuốc đi xuống. Ví dụ nhóm thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, tả hạ.
Nhóm thuốc thuộc dương: dương dược là những thuốc có tính ấm: ôn, nóng: nhiệt, có vị cay, ngọt hướng đi lên trên. Ví dụ nhóm thuốc bổ khí, giải biểu, ôn lý.
-
Dưỡng sinh phòng bệnh
Y học cổ truyền chú trọng phép dưỡng sinh phòng bệnh để luôn giữ được cân bằng âm dương sẽ phòng được bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
Dưỡng sinh là phương pháp chăm sóc sức khỏe bao gồm các mặt: ăn uống, lao động, sinh hoạt, bảo vệ môi trường, rèn luyện cơ thể và đối nhân xử thế.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: âm dương trong y học cổ truyền
Không có bình luận