Bát pháp (phần 3)

Contents

Pháp thanh là pháp dùng vị thuốc mát lạnh hàn lương để trừ nhiệt làm cho cơ thể ở trạng thái nhiệt trở lại trạng thái bình thường.

  • ứng dụng lâm sàng

Chữa các chứng thực nhiệt ở trong lý như: các trường hợp sốt cao do nhiễm khuẩn, cảm nắng (thanh nhiệt tả hỏa)

Chữa viêm nhiễm: dị ứng, lỵ, ỉa chảy có sốt, mụn nhọt (thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp)

Chữa các chứng sốt cao, huyết nhiệt gây xuất huyết, chảy máu cam.

  • Chú ý khi dùng

Không dùng cho bệnh nhân trạng thái hư hàn như ỉa chảy mạn, viêm thận mạn, hội chứng dạ dày tá tràng thể hàn…

Không dùng khi bệnh ở ngoài biểu.

Tùy theo nguyên nhân mà dùng thuốc phối hợp như sốt cao thanh nhiệt tả hỏa, viêm nhiễm dùng thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp…

Pháp tiêu (làm cho mất đi, tan ra)

  • Định nghĩa: pháp tiêu là pháp làm cho mất đi, tan ra những thức ứ trệ, tích tụ trong cơ thể như: huyết ứ trệ, khí trệ, ứ trệ thức ăn, đàm ẩm, các u cục, tụ máu.
  • ứng dụng lâm sàng:

chữa các trướng hợp ứ huyết: viêm nhiễm có sưng đau, cơn đau nội tạng, chấn thương sưng nề, chảy máu do thoát quản.

các trường hợp khí trệ: ợ hơi, đầy hơi, khó thở, nôn mửa, co cứng các cơ.

Chứng phù thũng: phù do suy thận, suy tim, cổ trướng.

Chứng chậm tiêu, đầy bụng

Viêm khớp, sưng đau hạch, gan lách to, nhọt.

  • chú ý khi dùng

pháp tiêu là tả thường dùng chứng thực, nếu có biểu hiện hư cần phối hợp với pháp bổ.

tùy theo nguyên nhân gây nên khí trệ, huyết trệ, thủy đình trệ mà phối hợp với các pháp khác điều trị cho hiệu quả. Ví dụ do viêm nhiễm cần kết hợp pháp thanh, ứ trệ ở thượng tiêu cần dùng pháp thổ, ở hạ tiêu dùng pháp hạ.

người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người suy yếu quá không nên dùng pháp tiêu mạnh như phá huyết, phá khí, trục thủy, tẩy…

pháp bổ

cây hà thủ ô bổ huyết
  • định nghĩa: pháp bổ là pháp bổ sung cho những phần thiếu hụt của cơ thể nhằm cho cân bằng trở lại. bao gồm bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết.
  • Ứng dụng lâm sàng

Bổ âm khi có các chứng người gầy, miệng khô, ho khan, ho ra máu, triều nhiệt cốt chưng., lao nhiệt ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, hai gò má đỏ.

Bổ dương khi có các chứng như sợ lạnh, chân tay lạnh, liệt dương, ỉa lỏng, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối đau mỏi, phù thũng.

Bổ huyết: khi có các triệu chứng huyết hư như da xanh, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt móng tay móng chân nhợt, kinh thường không đều và ít.

Bổ khí khi có chứng khí hư người mệt mỏi, sợ cử động, cử động là mồ hôi ra, nhác nói, đoản hơi, gắng sức là khó thở, cơ nhẽo, ăn kém, chậm tiêu.

Chú ý khi dùng

Không có hư tổn thì không dùng pháp bổ.

Khi dùng pháp bổ khí huyết lấy bổ tỳ vị kết hợp với bổ khí, bổ âm, bổ dương lấy bổ thận làm chính

Khi cơ thể hư tổn mà mắc bệnh cấp cần phối hợp vừa trừ tà kiêm công bổ

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: bát pháp (phần 3)

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Aussamin 500mg

Aussamin 500mg

Sức Khỏe
Supodatin

Supodatin