Bệnh dại ở động vật

Bệnh dại do virus dại gây nên, gây nên hiện tượng tổn thương hệ thần kinh trung ương ở các động vật máu nóng. Bệnh gây tử vong 100% khi bệnh nhân đã lên cơn dại.

Bệnh được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm.

Bệnh gặp khắp nơi trên thế giới. Hiện nay có 30 quốc gia đã thanh toán được bệnh dại (do đặc điểm cô lập về địa lý, việc kiểm soát chặt chẽ súc vật nuôi): quần đảo Anh, Nhật, Úc…

Bệnh dại được mô tả rất sớm khoảng 500 năm trước công nguyên. Vào thể kỉ 17-18 phát hiện được bệnh lây truyền do nước bọt của chó bị bệnh dại. Năm 1885, nhà bác học người Pháp L.Paster đã nghiên cứu thử nghiệm thành công vacxin phòng bệnh dại, mở ra kỉ nguyên mới trong công cuộc phòng chống bệnh dại.

Tại Việt Nam, việc nuôi chó thả rông chưa quan tầm tiêm phòng cho chó, chương trình kiểm soát súc vật nuôi chưa chặt chẽ, ý thức phòng bệnh chưa cao dẫn tới tỷ lệ bệnh dại còn cao. Theo số liệu thống kê của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương từ 1996 đến năm 2000 trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 542405 trường hợp phải tiêm phòng bệnh dại, trong đó số tử vong là 134 trường hợp. Bệnh dại là một bệnh tối nguy hiểm nên việc phòng chống bệnh rất quan trọng mà chủ yếu là không để nhiễm virus dại từ các súc vật bị nhiễm virus dại. Vì vậy, cần phải quản lý chặt chẽ các súc vật nuôi và tiêm phòng đầy đủ. Không được để thả rông và trốn tránh tiêm phòng cho vật nuôi.

Bệnh dại ở động vật

Bệnh có diễn biến lâm sàng tùy theo loài. Thời kì ủ bệnh từ vài ngày đến tháng, trung bình là vài tuần, đối vói chó nhà là 12 ngày cho đến 3 tháng.

chó dại

Biểu hiện lâm sàng của bệnh là rối loạn tâm thần và các trung tâm giao tiếp, với hiện tượng kích thích, hiện tượng liệt và cuối cùng là tử vong.

Triệu chứng lâm sàng của chó dại:

  • Thời kì nung bệnh từ 3 tuần đến 3 tháng, có thể lên tới 6 tháng.
  • Thời kì khởi phát: chó nhay gãi vết cắn cũ bởi một con vật bị dại khác cắn
  • Thời kì toàn phát: có 2 thể lâm sàng là thể hung dữ và thể liệt.

Thể hung dữ: chó trở nên dữ tợn, chồm vồ các đồ vật di động, luôn tấn công người, không phân biệt được quen lạ, cắn cả chủ, chó hay bỏ nhà đi lung tung, tìm ăn vật lạ  như rơm, rạ, vải vụn… chó sủa như rú, lưỡi luôn thè ra chảy nhiều dãi.

Thể liệt: chó tỏ ra buồn bã tìm chỗ tối để nằm. Đầu tiên chó bị ở  liệt chân rồi lan dần lên gây liệt cơ nhai làm trễ hàm, lưỡi luôn thè ra chảy nhiều dãi.

  • Chó thường mất sau 2-10 ngày.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: Bệnh dại ở động vật

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Gotosan Tw3

Gotosan Tw3

Sức Khỏe
Sper Fort

Sper Fort