biến chứng và tiên lượng bệnh uốn ván

Contents

Bệnh uốn ván có nhiều thể lâm sàng với các biểu hiện lâm sàng đa dạng.

  1. Các thể lâm sàng

  • Uốn ván nhẹ: chỉ có cứng hàm đơn thuần, không có co giật, khỏi nhanh. Gặp ở người được tiêm phòng đã lâu, hoặc tiêm phòng không đầy đủ
  • Uốn ván nội tạng: đường vào là nội tạng, trong khu vực thần kinh giao cảm bụng, vết thương ở ruột non, đại tràng, nạo phá thai phạm pháp, đẻ, sảy thai. Diễn biến nguy kịch, tử vong cao.
  • Uốn ván rốn: do nhiễm trùng rốn ở rốn khi cắt không đảm bảo vô trùng dụng cụ, hoặc đẻ rơi. Thời gian nung bệnh trung bình 7 đến 10 ngày. Tối thiểu là 3 ngày. Lâm sàng: trẻ bỏ bú, mắt nhắm, khóc bé, co giật liên tục, rốn ướt, rụng sớm. Tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong cao do suy hô hấp.
  • Uốn ván đầu: do vết thương ở vùng đầu, mặt, cổ. Có 2 thể: không liệt và có liệt.
  • Uốn ván khu trú ở các chi: thường gặp ở những người đã tiêm vacxin nhưng đã từ lâu không tiêm nhắc lại hoặc bị thương có tiêm SAT điều trị dự phòng nhưng không đủ. Thể này hiếm gặp và tiên lượng tốt.
  • Uốn ván trường diễn: thường gặp ở những người đã tiêm vacxin từ lâu trên 10 năm. Các cơn co cứng cơ thường khu trú ở nơi bị thương và phản xạ gân xương tăng.
  1. Biến chứng

  • Hô hấp:

Đột ngột: bất chợt ngừng thở do co thắt thanh quản, trong cơn co cứng toàn thân gây nên suy hô hấp, cần phải mở khí quản.

Từ từ: do ứ đọng đờm dãi ngày càng tăng, xẹp phế nang do co thắt phế quản, giảm biên độ thở.

  • Tim mạch:

Ngừng tim đột ngột: có thể do nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi.

Trụy tim mạch: do độc tố uốn ván ảnh hưởng đến rối loạn thần kinh thực vật. Đặc biệt có thể do hậu quả của điều trị bằng thuốc giãn cơ Cura gây nên trụy mạch không hồi phục.

  • Suy thận: do độc tố, tiêu cơ vân. Các loại thuốc gây độc cho thận, do rối loạn nước điện giải.
  • Bội nhiễm: thường do vi khuẩn gram âm, nhiễm khuẩn đường niệu do đặt sonde, loét do nằm lâu.
  • Cơ xương: rách, đứt rời các cơ xương, gân, gãy cương, sai khớp, xẹp đốt sống.
  1. Tiên lượng

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố

  • Dựa vào hoàn cảnh xảy ra uốn ván:

Bệnh uốn ván được coi là bệnh nặng khi:

Người cao tuổi trên 50 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh (uốn ván sơ sinh) và người già

uốn ván rốn

Cơ địa: béo phì, nghiện rượu, nghiện ma túy, các bệnh có sẵn như viêm phế quản mạn tính, tăng huyết áp, suy thận, suy tim, đái tháo đường, xơ gan, phụ nữ có thai…

Tình trạng vết thương: ở vị trí gần trung ương thần kinh, giập nát nhiều ngóc ngách có dị vật, tấy mủ…

Được đưa đến điều trị muộn.

  • Dựa vào lâm sàng:

Mollaret dựa vào triệu chứng, tiến triển và đáp ứng điều trị chia uốn ván làm 3 độ:

Độ I: chỉ có cứng hàm và cứng gáy đơn thuần

Độ II: tiến triển nhanh, xuất hiện cơn co cứng toàn thân, cần phải kiểm soát bằng thuốc an thân và mở khí quản.

Độ III: thể nguy kịch, tiến triển nhanh, xuất hiện cơn co giật kịch phát, rối loạn thần kinh thực vật. Cơn co giật khó kiểm soát bằng các thuốc an thần. đòi hỏi phải mở khí quản, có thể phải dùng thuốc giãn cơ và thông khí nhân tạo.

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Gotosan Tw3

Gotosan Tw3

Sức Khỏe
Sper Fort

Sper Fort