Bỏng là gì? Cách đánh giá bỏng
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Bỏng là những tổn thương da, tổ chức dưới da gây nên bởi sức nóng quá cao như nước sôi, lửa, chất ăn mòn mạnh như acid, kiềm mạnh. Chiều sâu của vết bỏng và diện tích da là một trong các yếu tố quyết định tình trạng bỏng năng hay nhẹ. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như tuổi, giới tính, vị trí bỏng, thời gian bị bỏng,..
-
Contents
Cách đánh giá vết bỏng
Dựa vào 2 yếu tố là diện tích da bị bỏng và chiều sâu của tổn thương
Dựa vào diện tích da bị bỏng
- Bỏng vùng đầu mặt, cổ chiếm 9% diện tích da của toàn cơ thể
- Bỏng hai chi trên chiếm 18% diện tích da của cơ thể
- Bỏng 2 chi dưới chiếm 36% diện tích da của cơ thể
- Bỏng thân trước và thân sau chiếm 36% diện tích da của toàn cơ thể
- Bỏng bộ phận sinh dục chiếm 1% diện tích da của cơ thể
Dựa vào chiều sâu của tổn thương
__
- Bỏng độ 1: tổn thương lớp thượng bì của da. Biểu hiện da đỏ, đau rát nhẹ, khi khỏi không để lại trên da vết tích gì.
- Bỏng độ 2: Tổn thương đến lớp trung bì của da. Biểu hiện da đỏ, nổi các phỏng nước mọng xung quanh vết bỏng phù nề. Bệnh nhân đau và rát nhiều. Bỏng độ 2 hay gặp nhất trong sinh hoạt hằng ngày
- Bỏng độ 3: tổn thương da và tổ chức mỡ dưới dâ, nơi bị bỏng trắng bệch hoặc vàng nâu, có khi tuột da. Bệnh nhân rất đau đớn, có khi bị sốc
- Bỏng độ 4: bỏng mà tổn thương sâu sắc đến tận cơ, xương, rất nặng dễ bị tử vong
Ngoài hai yếu tố trên, khi đánh giá bỏng người ta còn dựa vào vị trí vết bỏng, tuổi tác của bệnh nhân. Bỏng ở bộ phận sinh dục được coi là nặng hơn so với bỏng tại các vị trí khác. Bỏng ở người già, trẻ em nặng hơn ở thanh niên, trung niên.
-
Cách xử trí bỏng
Loại trừ nguyên nhân gây bỏng
Ví dụ như dập lửa, ngắt dòng điện. Nếu bỏng acid, rửa vết bỏng bằng vôi hoặc xà phòng, rửa vết bỏng bằng dấm hoặc vắt chanh.
Xử lý các triệu chứng, tránh đau đớn cho bệnh nhân
- Cắt bỏ quần áo nơi bị bỏng thật khéo léo, không gây chảy máu, tuột da
- Phòng và chống sốc
+ Cho bệnh nhân uống nước chè đường nóng
+ Tiêm Morphin 0,01g, một ống dưới da
- Chống nhiễm khuẩn:
+ Không tự rửa vết bỏng, không bôi thuốc mỡ, thuốc đỏ, và không rắc thuốc bột lên vị trí bị bỏng
+ Nếu có thể thì bôi dầu cá hoặc mật ong lên vết bỏng
+ Dùng khăn sạch vô khuẩn băng kín vết thương
+ Tiêm kháng sinh tránh nhiễm khuẩn và SAT chống co giật uốn ván
- Trợ tim, trợ sức
+ Tiêm các thuốc trợ tim
+ Giải quyết các tổn thương phối hợp như sơ cứu gẫy xương cầm máu chống ngạt cho bệnh nhân
+ trường hợp nặng phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị
+ có thể kết hợp thêm đông y để liền sẹo cho bệnh nhân
Không có bình luận