Các bài thuốc chữa ít sữa và thiếu sữa trong y học cổ
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Sau khi sinh đẻ, các sản phụ không có sữa hoặc ít sữa còn được gọi là sữa không xuống.
Đa số các trường hợp này nguyên nhân là do khí huyết hư nhược nên không sinh ra được sữa, cũng có những trường hợp là do khí trệ làm cho khí huyết không được điều hòa, kinh mạch bị trở ngại dẫn tới chứng không có sữa cho trẻ bú.
Dưới đây giới thiệu phương pháp chữa chứng ít sữa hoặc thiếu sữa theo y học cổ truyền.
1. Do khí huyết hư nhược:
Gặp ở những sản phụ sức khỏe yếu, mất máu khi sinh nở nên không sinh ra được sữa.
- Triệu chứng: sữa không xuống được hoặc xuống rất ít sữa, vú không căng đau, sắc mặt xanh bợt hoặc sạm vàng, da khô, người mỏi mệt, đầu choáng, ù tai, hồi hộp, đoản khí, tự đổ mồ hôi, ăn uống kém, đi ngoài phân lỏng, tiểu tiện rắt, lưỡi nhợt ít rêu, mạch hư tế.
- Phương pháp chữa: bổ khí huyết, thông sữa.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: đảng sâm: 16g, ý dĩ: 16g, hoài sơn: 16g, bạch truật: 12g, kỷ tử: 12g, thục địa: 12g, xuyên khung: 8g, mộc thông: 8g, thông thảo: 6g.
Bài 2: bài “Thông nhũ đan gia giảm” gồm: đảng sâm: 16g, hoàng kỳ: 12g, mộc thông: 10g, đương quy: 8g, mạch môn: 8g, cát cánh: 6g, thông thảo: 6g, móng giò lợn: 2 cái.
2. Do can khí uất trệ:
- Triệu chứng: sau khi sinh nở, sữa không xuống, vú căng mà đau, có khi có sốt, tinh thần bực tức, phiền táo, ngực sườn đầy tức, ăn uống kém, di ngoài phân táo, rêu lưỡi trắng hoặc vàng dày, mạch huyền.
- Phương pháp chữa: sơ can giải uất, thông lạc.
- Các bài thuốc:
Bài 1: bài “Tiêu dao thang gia giảm” gồm: sài hồ: 12g, bạch thược: 8g, bạch linh: 8g, bạch truật: 8g, đương quy: 8g, bạc hà: 8g, mộc thông: 8g, trần bì: 6g, thông thảo: 6g, cam thảo: 4g, sinh khương: 2g.
Bài 2: gồm: bạch thược: 12g, sài hồ: 8g, thiên hoa phấn: 8g, đương quy: 8g, xuyên sơn giáp: 8g, thanh bì: 6g, cát cánh: 6g, thông thảo: 6g.
3. Điều trị ít sữa hoặc thiếu sữa bằng phương pháp châm cứu, nhĩ châm:
a. Châm cứu:
Dùng các huyệt sau: chiên trung, thiếu trạch, nhũ căn, hợp cốc.
Nếu trường hợp nguyên nhân là do tỳ vị hư nhược, khí huyết hư thì gia thêm phương huyệt thúc tam lý, tỳ du, trung quản.
Nếu trường hợp nguyên nhân là do can uất khí trệ gia thêm phương huyệt kỳ môn.
b. Nhĩ châm:
Áp dụng nhĩ châm vào các vị trí của tuyến vú, tuyến nội tiết, can.
Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
Link bài viết: Các bài thuốc chữa ít sữa và thiếu sữa trong y học cổ truyền
Không có bình luận