Các bài thuốc chữa rong kinh trong y học cổ truyền

Contents

Rong kinh là hành kinh kéo dài trên 6 ngày, lượng kinh ra nhiều hơn bình thường.

Rong kinh được chia thành 2 loại: rong kinh cơ năng là do nội tiết, đa số trường hợp là thừa folliculin; rong kinh thực thể như rong kinh sau đặt vòng, nhiễm trùng mạn tính vùng sinh dục.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể do hoạt động thần kinh không điều hòa làm cơ tử cung không co gây chảy máu. Có thể cầm máu, làm hết rong kinh với các trường hợp thực thể như u xơ tử cung, bướu niêm mạc tử cung, các u nang có tính chất nội tiết nhưng không triệt để.

Rong kinh là hành kinh kéo dài trên 6 ngày, lượng kinh ra nhiều hơn bình thường.

1. Rong kinh do thừa folliculin:

  • Triệu chứng: kinh ra nhiều và loãng, mệt mỏi, da xanh, ăn uống kém, mạch trầm nhược.
  • Phương pháp chữa: bổ khí điều kinh.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: đảng sâm: 16g, hoài sơn: 16g, ý dĩ: 16g, cỏ nhọ nồi: 20g, bạch truật: 12g, huyết dư: 6g.

Bài 2: bài “Bổ trung ích khí thang gia giảm”.

Bài 3: bài “Quy tỳ thang gia giảm”.

Bài 4: bài “Cử nguyên tiễn” gồm: đảng sâm: 12g, hoàng kỳ: 8g, bạch truật: 8g, thăng ma: 8g, cam thảo: 4g.

2. Rong kinh do nhiễm trùng sinh dục hoặc cơ địa dị ứng nhiễm trùng:

  • Triệu chứng: kinh ra nhiều kéo dài, sắc kinh màu đỏ sẫm, nhầy, có cục nhỏ, đau vùng hạ vị và vùng thắt lưng, trong người buồn bực, miệng khát, mặt đỏ, môi khô, lưỡi khô, mạch huyền hoặc hoạt sác.
  • Phương pháp chữa: thanh nhiệt lương huyết.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: cỏ nhọ nồi: 20g, sinh địa: 16g, huyền sâm: 16g, địa cốt bì: 12g, rễ cỏ tranh: 12g, huyết dư: 6g.

Bài 2: bài “Tứ vật thang” gia thêm đan bì: 8g, chi tử: 8g, thay thục địa bằng sinh địa.

Bài 3: bài “Tiên tỳ thang”  gồm: hoàng cầm: 12g, hoàng bá: 8g, lá ngải cứu: 8g, a giao: 8g, hương phụ: 8g, tri mẫu: 8g, cam thảo: 6g.

Bài 4: bài “Giao giải thang” tức là bài “Tứ vật thang” gia thêm ngải diệp: 12g, a giao: 8g, cam thảo: 4g.

3. Rong kinh sau đặt vòng tránh thai:

Sau khi đặt vòng tránh thai, một số phụ nữ có xuất hiện hiện tượng rong kinh, nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng, sang chấn hoặc quá sản niêm mạc tử cung… nên dẫn đến hiện tượng sung huyết làm rong kinh.

– Đa số trường hợp nguyên nhân là do viêm nhiễm, sung huyết. Trong y học cổ truyền gọi là huyết ứ.

  • Phương pháp chữa: hoạt huyết hành khí.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: ích mẫu: 20g, đào nhân: 8g, ngải cứu: 8g, uất kim: 8g, nga truật: 8g, hương phụ: 8g.

– Trong một số trường hợp khác nguyên nhân là do can thận âm hư.

  • Phương pháp chữa: bổ thận âm, bổ can huyết, điều kinh.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: ngưu tất: 16g, thục địa: 12g, cỏ nhọ nồi: 12g, ngải cứu: 12g, xuyên khung: 8g, kỷ tử: 8g, quy bản: 8g, chi tử sao: 8g.

– Có một số ít trường hợp nguyên nhân là do đàm thấp, thường gặp ở những người béo.

  • Phương pháp chữa: kiện tỳ trừ đàm.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: cỏ nhọ nồi: 16g, ngưu tất: 12g, bạch truật: 12g, hương phụ: 8g, phục linh: 8g, bán hạ chế: 8g, trần bì: 8g.

Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

Link bài viết: Các bài thuốc chữa rong kinh trong y học cổ truyền

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

Sức Khỏe
Boliveric

Boliveric