Các bài thuốc điều trị bệnh bạch hầu trong y học cổ t
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphterica gây nên, bệnh hay gặp vào mùa thu đông. Trong y học cổ truyền, bệnh được gọi với tên là hầu tý, ma tý phong hay tiêu hầu tý.
Bệnh tiến triển nhanh, họng đau có giả mạc ảnh hưởng đến hô hấp, hay xảy ra nhiễm độc gây những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính mạng. Bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng các phương pháp của y học hiện đại.
Nguyên nhân của bệnh là do dịch độc hỏa táo gây ra, bắt đầu từ mũi họng phạm vào phế vị. Trường hợp dịch tà thiên về táo hỏa sẽ gây tổn thương tân dịch. Trường hợp dịch độc mạnh phạm vào tâm sẽ gây chứng tâm dương hư có thể gây chứng thoát.
Lâm sàng chia bệnh này theo 3 thể.
1. Thể táo hỏa thương âm:
- Triệu chứng: ban đầu có sốt, sợ lạnh, đau họng, sau một hai ngày thì xuất hiện những điểm trắng phát triển nhanh thành giả mạc màu xám che lấp niêm mạc họng, bóc dễ chảy máu, ho, khản tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng. Sau đó thấy sốt cao, mặt đỏ, khát, họng đau, giả mạc tiếp tục phát triển che niêm mạc họng, thở thô, phiền táo, táo bón, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
- Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, thanh nhiệt giải độc.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: huyền sâm: 16g, cỏ nhọ nồi: 16g, kim ngân: 16g, mạch môn: 12g, ngưu tất: 12g, sinh địa: 10g, xạ can: 2g.
Bài 2: bài “Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm” gồm: sinh địa: 16g, mạch môn: 12g, huyền sâm: 12g, ngưu tất: 12g, sơn đậu căn: 12g, ngưu bàng tử: 8g, bạc hà: 8g. Nếu sốt cao, khát, nước tiểu đỏ, mạch nhanh gia thêm thạch cao: 40g, chi tử: 12g, hoàng liên: 12g, kim ngân hoa: 16g, liên kiều: 12g. Nếu táo bón gia thêm phác tiêu: 12g, địa hoàng: 3-12g. Nếu tiểu ít gia thêm sa tiền: 16g, mộc thông: 12g.
2. Thể đàm hỏa gây tắc phế:
- Triệu chứng: giả mạc rơi hoặc phát triển nhiều thêm gây bít tắc đường hô hấp, khó thở, khò khè, mất tiếng, ngực lõm xuống, tím tái, tay chân lạnh, rêu lưỡi bẩn.
- Phương pháp chữa: lợi hầu tả phế, tiêu đàm tả phế.
- Các bài thuốc:
Bài 1: bài “Vạn niên thang 40g”: Đem rửa sạch, ngân với rượu trong 48 giờ, sau đó chắt lấy nước rồi cho thêm 100ml nước đun sôi để nguội.
Liều dùng:
- 1 tuổi: uống 1ml/ngày.
- 2 tuổi: uống 2ml/ngày.
- 3 tuổi: uống 4ml/ngày.
- 5 tuổi đến 9 tuổi: uống 5ml/ngày.
- 10 tuổi đến 12 tuổi: uống 6ml/ngày.
- 13 tuổi đến 15 tuổi: uống 7ml/ngày.
- 16 tuổi trở lên: uống 10-15ml/ngày.
Bài 2: gồm: trúc lịch: 30ml, ngưu bàng tử: 12g, sơn đậu căn: 12g, thạch cao: 12g, ma hoàng: 6g, đại hoàng: 6g.
Trường hợp khó thở nhiều thì phải mở khí quản.
3. Thể khí âm đều hư:
- Triệu chứng: mệt mỏi, hai mắt không có thần, ăn kém, buồn nôn, nôn, chân tay lạnh, mạch nhỏ như sợi chỉ hoặc nhanh nhưng vô lực.
- Phương pháp chữa: ích khí, dưỡng tâm, ninh tâm.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: đảng sâm: 40g, mạch môn: 16g, thạch xương bồ: 8g, ngũ vị tử: 6g, cam thảo: 4g. Trường hợp dương hư gia thêm phụ tử chế: 12g, hoàng kỳ: 12g. Trường hợp tâm âm hư gia thêm sinh địa: 12g, ngọc trúc: 12g, bạch thược: 12g.
Bài 2: Dùng bài “Độc sâm thang” nếu trụy mạch.
Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
Link bài viết: Các bài thuốc điều trị bệnh bạch hầu trong y học cổ truyền
Không có bình luận