Các bài thuốc điều trị bệnh ho gà trong y học cổ truyền
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm hay gặp vào mùa đông xuân. Trong y học cổ truyền bệnh này được gọi là bách nhật khái.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do tà khí qua đường miệng phạm vào phế làm phế khí không thông, nghịch lên gây ho, đờm nhiệt ẩn ở phế gây nên ho kịch liệt. Bệnh kéo dài ảnh hưởng tới phế khí, phế âm, gây nhiều biến chứng.
1. Phương pháp chữa của từng giai đoạn:
a. Giai đoạn đầu:
- Triệu chứng: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho liên tục, nặng dần về đêm, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Phương pháp chữa: tân ôn tuyên phế.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: lá tía tô: 12g, cam thảo đay: 10g, lá hê: 8g, lá xương sông: 8g, vỏ quýt: 6g, gừng: 2g.
Bài 2: gồm: hạnh nhân: 12g, bách bộ: 8g, trần bì: 6g, ma hoàng: 4g, cam thảo: 4g. Có sốt gia thêm tang bạch bì: 12g, hoàng cầm: 8g.
Bài 3: bài “Tiểu thanh long thang” gồm: bạch thược: 8g, ma hoàng: 4g, quế chi: 4g, cam thỏa: 4g, bán hạ chế: 4g, ngũ vị tử: 4g, can khương: 2g, tế tân: 2g.
b. Giai đoạn ho cơn:
- Triệu chứng: sau khoảng 1 tuần ho nặng hơn, ho cơn, sau cơn ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn, xuất huyết dưới giác mạc, chảy máu cam, mắt mi nề, rêu lưỡi vàng dày.
- Phương pháp chữa: tuyên phế tiết nhiệt.
- Các bài thuốc:
Bài 1: dùng mật gà 1 chiếc hòa vs 3g đường kính. Trẻ 1 tuổi: 3 ngày uống 1 chiếc, trẻ 2 tuổi: 2 ngày uống 1 chiếc, trẻ trên 2 tuổi: 1 ngày uống 1 chiếc. Chia uống 2-3 lần/ngày.
Bài 2: bài “Cao bách bộ” gồm: bách bộ: 250g, rễ chanh: 250g, cỏ nhọ nồi: 250g, cỏ mần trầu: 250g, rau má: 250g, lá mơ tam thể: 150g, cam thảo dây: 150g, đường kính: 150g, trần bì:100g, gừng: 50g. Cho 6 lít nước sắc còn 1 lít, dùng phèn phi tán nhỏ với đường hòa, đun sôi còn vừa đủ 1 lít, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa con. Trẻ 1-2 tuổi: 4 thìa, trẻ 2-4 tuổi: 6 thìa, trẻ 4-7 tuổi: 7 thìa. Uống trong 6 tháng đến 1 năm.
Bài 3: Bài “Ma hạch thạch cam thang” gia hoàng cầm, bách bộ gồm: thạch cao: 20g, hạnh nhân: 12g, hoàng cầm: 12g, bách bộ chế: 8g, ma hoàng: 6g, cam thảo: 4g. Có xuất huyết thêm chi tử sao đen: 8g, rễ cỏ gianh: 12g. Đờm nhiều thêm bán hạ chế: 8g, hạt củ cải: 8g.
c. Giai đoạn phục hồi:
- Triệu chứng: ho giảm dần, tiếng rít giảm, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ vã mồ hôi, khát nước, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ.
- Phương pháp chữa: tư dưỡng phế âm, phế khí.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: thiên môn: 16g, bách bộ: 16g, mạch môn: 12g, sa sâm: 12g, vỏ rễ dâu: 12g.
Bài 2: bài “Sa sâm mạch môn thang” gồm: thiên hoa phấn: 16g, sa sâm: 12g, mạch môn: 12g, nách bộ: 8g, tử uyển: 8g. Phế khí hư gia thêm đảng sâm: 16g, bạch truật: 8g, ngũ vị tử: 6g.
Bài 3: bài “Chỉ thấu tán” gia thêm mạch môn, sa sâm gồm: bách bộ: 8g, mạch môn: 8g, sa sâm: 8g, cát cánh: 6g, cam thảo: 4g, tử uyển: 4g, kinh giới: 4g, trần bì: 2g.
2. Phối hợp nhĩ châm, châm cứu:
a. Châm cứu:
- Giai đoạn đầu: châm bổ phong môn, phế du, xích trạch, phong long, liệt khuyết, thiên đột.
- Giai đoạn ho cơn: châm tả các huyệt trên.
- Giai đoạn hồi phục: châm bổ hoặc cứu tại phế du, khí hải, cao hoang, túc tam lý.
b. Nhĩ châm:
Châm vùng phế, phế quản, tuyến thượng thận, thần môn, huyệt bình suyễn.
Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
Link bài viết: Các bài thuốc điều trị bệnh ho gà trong y học cổ truyền
Không có bình luận