Các bài thuốc điều trị bệnh quai bị trong y học cổ truy

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa đông xuân, đối tượng hay mắc bệnh là trẻ em tuổi từ 5 đến 9, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là viêm sưng tuyến nước bọt mang tai.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do dịch độc thông qua mũi miệng đi vào kinh thiếu dương, đi theo kinh đởm ra ngoài gây bệnh. Trong khi đó đởm và tạng can có mối quan hệ biểu lý tạng phủ nên có thể có các triệu chứng của can và kinh can kèm theo như viêm tinh hoàn, hôn mê co giật.

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa đông xuân
  • Triệu chứng: Trường hợp nhẹ: lúc bệnh bắt đầu thấy ê ẩm vùng dái tai, sau đó tại đó có biểu hiện viêm sưng nóng đỏ đau, có thể phát sốt, nhức đầu, người mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai 1 bên, có trường hợp có thể sưng tuyến hai bên, thời gian sưng từ 5 đến 6 ngày rồi khỏi hoàn toàn, tất cả quá trình diễn biến của bệnh diễn ra trong 6 đến 12 ngày. Trường hợp nặng: người bệnh sốt cao, mê sảng, có viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác hữu lực.
  • Phương pháp chữa: chủ yếu là thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: sử dụng hạt gấc đem mài với giấm, sau đó bôi vào chỗ viêm 3-4 lần một ngày.

Bài 2: gồm: sài đất: 20g, bồ công anh: 16g, kinh giới: 12g, kim ngân: 12g, thổ phục linh: 12g, sài hồ: 10g, chỉ xác: 8g, cam thảo nam: 8g, bạc hà: 6g. Đem sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: gồm: bồ công anh: 16g, sài hồ: 12g, hạ khô thảo: 12g, kim ngân: 12g, ngưu bàng tử: 8g, liên kiều: 8g, hoàng cầm: 8g. Đem sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: bài “Sài hồ cát căn thang” gồm: thạch cao: 16g, ngưu bàng tử: 12g, cát căn: 12g, thăng ma: 8g, liên kiều: 8g, thiên hoa phấn: 8g, hoàng cầm: 8g, cát cánh: 8g, sài hồ: 4g, cam thảo: 4g. Đem sắc uống ngày 1 thang. Trường hợp tuyến mang tai viêm đau, sờ rắn thì gia thêm sạ can: 6g. Trường hợp có biến chứng là viêm tinh hoàn thì gia thêm hạt vải: 12g, khổ luyện tử: 8g.

Ngoài ra còn phối hợp phương pháp châm tả tại các huyệt hợp cốc, giáp xa, uyển cốt, ế phong, dương khê. Hoặc sử dụng phương pháp nhĩ châm tại các vị trí của tuyến nội tiết, tuyến mang tai.

Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

Link bài viết: Các bài thuốc điều trị bệnh quai bị trong y học cổ truyền

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Dầu nóng Hàn Quốc 100ml

Dầu nóng Hàn Quốc 100ml

Sức Khỏe
Viên ngậm Xạ Can Tán Thống Hầu

Viên ngậm Xạ Can Tán Thống Hầu