Các bài thuốc điều trị tiểu đường theo y học cổ truyền
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Trong y học cổ truyền, bệnh tiểu đường được miêu tả trong phạm vi chứng tiêu khát với các triệu chứng chủ yếu là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường là do ăn uống quá nhiều đồ cay béo ngọt hoặc do sang chấn tinh thần dẫn tới hỏa nhiệt, uất nhiệt làm hao tổn phần âm của các tạng phủ, vị, thận. Hỏa làm phế âm hư gây chứng khát, vị âm hư gây đói, người gầy, thận âm hư gây tiểu nhiều ra chất đường.
- Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch, bổ thận âm.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: sinh địa: 40g, thạch cao: 40g, thổ hoàng liên: 16g. Sắc uống.
Bài 2: gồm: hoài sơn (tán bột): 12g, tụy lợn (Sấy khô tán bột): 8g, ý dĩ (tán bột): 8g, cát căn (tán bột): 8g. Trộn đều, chia thành các gói nhỏ, mỗi gói 5g, uống 4-8 gói/ngày tùy theo từng tình hình bệnh nặng nhẹ.
Bài 3: gồm: thạch cao: 20g, sa sâm: 12g, thiên môn: 12g, mạch môn: 12g, hoài sơn: 12g, biển đậu: 12g, ý dĩ: 12g, tâm sen: 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trường hợp khát nhiều gia thêm tang bạch bì: 8g, thiên hoa phấn: 8g. Trường hợp đói nhiều gia thêm hoàng liên: 8g; đái nhiều gia thêm khởi tử: 12g, thạch hộc: 8g.
Bài 4: bài “Lục vị hoàn gia giảm” gồm: sinh địa hoặc thục địa: 20g, hoài sơn: 20g, đan bì: 12g, kỷ tử: 12g, thạch hộc: 12g, sơn thù: 8g, thiên hoa phấn: 8g, sa sâm: 8g.
Trường hợp khát nhiều gia thêm thạch cao: 40g, đói nhiều gia thêm hoàng liên: 8g, đái nhiều gia thêm ích nhân: 8g, tang phiêu tiêu: 8g, ngũ vị tử: 6g. Trường hợp thận dương hư thì bỏ vị thiên hoa phấn, sa sâm, gia thêm phụ tử chế: 8g, nhục quế: 4g.
Có thể điều trị theo các bài thuốc khi phân chia triệu chứng thiên về một cái nào đó, chia về vị trí và tạng phủ:
- Thiên về khát, uống nhiều, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch sác thuộc thượng tiêu, phế thì dùng phương pháp dưỡng âm nhận phế. Áp dụng bài “Thiên hoa phấn thang” gồm: thiên hoa phấn: 20g, sinh địa: 16g, mạch môn: 16g, gạo nếp: 16g, ngũ vị tử: 8g, cam thảo: 6g.
- Thiên về ăn nhiều, đói nhiều, người gầy, đái nhiều, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác, thuộc vị âm hư, trung tiêu thì dùng phương pháp dưỡng vị sinh tân. Áp dụng bài “Tăng dịch thang” gồm: huyền sâm: 16g, sinh địa: 16g, thiên hoa phấn: 16g, mạch môn: 12g, hoàng liên: 6g, táo bón thì gia thêm đại hoàng: 10g.
- Thiên về tiểu nhiều, đái ra đường, miệng khát, hồi hộp, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ, mạch tế sác do thận dương hư, hạ tiêu thì dùng phương pháp chữa là ôn thận dương sáp niệu. Áp dụng bài “Bát vị quế” gia thêm các vị ôn thận sáp niệu như tang phiêu tiêu, kim anh tử, khiếm thực, sơn thù…
Ít dùng châm cứu trong bệnh tiểu đường, nếu có châm thì châm huyệt phế du, thiếu thương nếu khát nhiều; tỳ du, vị du, túc tam lý nếu đói nhiều; thận du, quan nguyên, phục lưu, thủy tuyền nếu đái nhiều.
Nhĩ châm tại các huyệt nội tiết, các huyệt vị, phế, thận.
Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
Link bài viết: Các bài thuốc điều trị tiểu đường theo y học cổ truyền
Không có bình luận