Các biến chứng và cách điều trị bệnh sởi

1.Các biến chứng của bệnh sởi.

Nếu như bệnh nhân không được điều trị kịp thời và triệt để thì virus sởi có thể gây ra các bội nhiễm vi khuẩn khác nhau và có những biến chứng tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể của người bệnh.

Các biến chứng do chính virus sởi và/ hoặc do bội nhiễm vi khuẩn bao gồm:

  • Những biến chứng về đường hô hấp của bệnh nhân: có các biến chứng thuộc hệ viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa do bị bội nhiễm vi khuẩn và còn có các trường hợp khác như viêm thanh quản, viêm phế quản, hay có thể dẫn tới bệnh viêm phổi.
  • Những biến chứng trên đường tiêu hóa của bệnh nhân bao gồm: bệnh nhân bị viêm niêm mạc miệng, xuất hiện các bệnh bị viêm ruột do trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn thuộc họ đường ruột như Shigells, hay E.coli,…
  • Xuất hiện các biến chứng trên hệ thần kinh

+ Bệnh viêm não – màng não do virus sởi hay cũng có thể bị viêm màng não mủ do bị bội nhiễm vi khuẩn.

+ Bệnh nhân có thể bị biến chứng viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa: bệnh này thì thường sẽ xuất hiện vào giai đoạn muộn, có khi sẽ xuất hiện sau vài năm do virus sởi có thể sống được nhiều năm trong cơ thể người. Đây là một biểu hiện điển hình của trường hợp bị nhiễm trùng chậm.

2.Phương pháp phòng tránh bệnh sởi.

Virus sởi cũng như các loại virus khác thì sởi có hai biện pháp chính để phòng bệnh là phương pháp phòng bệnh đặc hiệu nhờ các loại vắc xin và phòng bệnh không đặc hiệu nhằm ngăn ngừa các trường hợp bị nhiễm virus.

  • Phương pháp phòng bệnh đặc hiệu: có hai loại vắc xin được sử dụng nhằm phòng bệnh đặc hiệu cho mọi người và đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

+ Gamma globulin được dùng trong các trường hợp phòng bệnh khẩn cấp đối với trường hợp những trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc những trẻ em đang bị một bệnh nào đó mà có phơi nhiễm với bệnh sởi.

+ Vắc xin sống giảm độc lực thường được dùng cho trẻ. Và trong những năm gần đây tại nước ta thì vắc xin này đã được tiêm chủng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đối với những trẻ vào tháng thứ 9 của tuổi và một mũi tiêm nhắc lại vào lúc trẻ được 18 tháng tuổi.

  • Phương pháp phòng bệnh không đặc hiệu là cần phải phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh, cách ly người bệnh để tránh lây lan sang những người bình thường.

copy ghi nguồn:http://health-guru.org/

link bài viết:Các biến chứng và cách điều trị bệnh sởi

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
1
Cere Brain

Cere Brain

Sức Khỏe
PEDIAKID NEZ GORGE – MŨI HỌNG 125ml

PEDIAKID NEZ GORGE – MŨI HỌNG 125ml