Các biến chứng và dự phòng bệnh lỵ trực khuẩn
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh do trực khuẩn shigella gây nên, đặc trưng trên lâm sàng bởi hội chứng lỵ, có biểu hiện lâm sàng đa dạng và trải qua nhiều giai đoạn.
Bệnh liên quan đến ăn uống do đó thường hay xảy ra vào mùa hè, nơi tập trung ăn uống đông người. Việc phòng bệnh liên quan chặt chẽ đến vấn đề vệ sinh.
Bệnh lỵ trực khuẩn thường ít khi xảy ra biến chứng, ngay cả trường hợp không được điều trị. Tuy nhiên, lỵ trực khuẩn do S.shiga gây nên có thể gây biến chứng ở người già và trẻ nhỏ.
-
Biến chứng sớm:
Rồi loạn nước điện giải
Biến chứng thần kinh: xảy ra sớm ngay giai đoạn toàn phát với các biểu hiện: sốt cao, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn điện giải thường do S.shiga gây nên
Thủng ruột
Sa trực tràng hay gặp ở người già và trẻ nhỏ
Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm
Hội chứng tán huyết ure huyết
-
Biến chứng muộn:
Suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài, phù mất chất đạm nhiều
Rối loạn chức năng đại tràng sau lỵ
Hội chứng Reiter: với tam chứng: viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt không gây mù do Chlamydia gây nên. Có thể xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi khỏi lỵ trực khuẩn 2-3 tuần.
Phòng bệnh
- Các biện pháp phòng bệnh: thực hiện tại cộng đồng.
Các biện pháp này nhắm cắt đứt đường truyền bệnh. Các biện pháp vệ sinh chung cần được thực hiện thường xuyên ở cộng đồng. Bao gồm:
Sử dụng nước sạch.
Vệ sinh thực phẩm khỏi bị nhiễm bẩn tại nơi chế biến, bảo quản và sử dụng, giao dục vệ sinh cho nhân viên cơ sở thực phẩm.
Xây dựng hệ thống cống rãnh, thanh toán phân rác ở khu phố dân cư.
Hướng dẫn các biện pháp vệ sinh cho nhân dan đặc biệt rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Các biện pháp chống dịch: thực hiện tại cơ sở y tế:
Việc chẩn đoán bằng xét nghiệm phân là phương pháp duy nhất để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Biện pháp triệt để nhất là cách ly người bệnh tại bệnh viện nếu điều kiện sinh hoạt tại nhà không tốt (chật chội, nhiều ruồi, nhiều trẻ em…) và lỵ trực khuẩn thể nặng, thể có biến chứng. Có thể cách ly người bệnh tại nhà, nếu điều kiện vệ sinh tốt (có phòng riêng, không có trẻ nhỏ). Nhưng cần phổ biến cho người bệnh và người tiếp xúc với bệnh nhân quy tắc vệ sinh: rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uống sôi.
Chỉ cho bệnh nhân xuất viện khi đã hết biểu hiện lâm sàng và đã qua 3 lần xét nghiệm vi khuẩn trong phân âm tính.
Tẩy uế tốt chất thải của bệnh nhân. Chú ý tẩy uế cả quần áo.
Không có bình luận