các giai đoạn của bệnh giang mai và giang mai thời kì I
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Các giai đoạn của bệnh giang mai (tiến triển chung) có nhiều giai đoạn khác nhau.
- giang mai mắc phải
Lây truyền do quan hệ, tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, chủ yếu là do quan hệ tình dục. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc bị xây xát hoặc qua đường máu. Sau khi bị lây nhiễm bệnh sẽ tiến triển qua các thời kì:
-Giang mai mới và lây: trong hai anwm đầu của bệnh, là thời kì mà các tổn thương nông, rất nhiều xiawns khuẩn và rất dễ lây, song cũng nhạy cảm với trị liệu bao gồm hai thời kì:
giang mai thời kì I: xuất hiện say thời kì ủ bệnh và kéo dài 6 đến 8 tuần
Giang mai thời kì II: từ sau thời kì I và kéo dài trong hai năm đầu, xoắn khuẩn theo đường máu đi khắp cơ thể, ra da, niêm mạc và các cơ quan nội tạng. Lần phát bệnh sau giang mai I thường gọi là giang mai II sơ phát và những lần phát sau gọi là giang mai II thứ phát.
Giang mai kín sớm: giữa thời kì giang mai I và giang mai II, không có triệu chứng lâm sàng.
-Giang mai muộn và ít lây:
từ năm thứ 3 trở đi, gồm:
Giang mai III, vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong nội tạng
Giang mai kín muộn: xen kẽ thời kì giang mai II và giang mai III, có thể kéo dài nhiều năm không có triệu chứng.
- Giang mai bẩm sinh
giang mai bẩm sinh sớm: xuất hiện trong hai tuần đầu sau khi sinh
Giang mai bẩm sinh muộn: từ năm thứ 3 trở đi và kéo dài nhiều năm (10 – 30 năm), xuất hiện các di chứng của giang mai bẩm sinh.
Thời kì ủ bệnh và giang mai thời kì I:
-
thời kì ủ bệnh
Trung bình từ 3 đến 4 tuần sau khi tiếp xúc và bị lây. Có thể sớm hơn và sớm nhất là 10 ngày và chậm nhất là 100 ngày, sau đó tiến triển thành các thời kì của giang mai.
-
Giang mai thời kì I
săng giang mai:
xuất hiện ở nơi xoắn trùng xâm nhập lần đầu tiên vào cơ thể qua niêm mạc và bị xây xát, số lượng thường có 1 đến 2 săng và có tính chất:
Là một vết trợt nông, chỉ làm mất một phần của thượng bì.
Hình tròn hoặc hình bầu dục đều đănnj
Bề mặt bằng phẳng (không gờ cao lên hoặc lõm xuống)
Màu đỏ thịt tươi
Nền cứng mỏng như đệm bìa
Không ngứa, không đau, không hóa mủ
Tự ành sau 6 đến 8 tuâng, mặc dù không được điều trị gì
Vị trí của săng giang mai gặp ở bộ phận sinh dục. nam giới gặp ở quy đầu, miệng sáo, lỗ niệu đạo, thân dương vật… nữ giới gặp ở môi nhỏ, môi lớn âm hộ, lỗ niệu đạo, thành âm đạo, cổ tử cung…
Có thể gặp săng ở hậu môn, thành trực tràng, núm vú, ở miệng, họng..
Săng giang mai có thể không điển hình: có mủ vảy, loét kết hợp với loét của bệnh hạ cam
-
Viêm hạch: vài ngày sau kho có săng, hạch gần săng thường sưng to, rắn chắc. Có một chùm hạch to nhỏ không đều, trong có một hạch to hơn gọi là hạch chúa, chùm hạch không đau, không dính và nhau, di động dễ và không hóa mủ.
Không có bình luận