Các nguyên tắc chữa bệnh phụ khoa trong y học cổ truyền

Contents

Bệnh phụ khoa là một bệnh toàn thân, cần dựa vào nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và các biểu hiện lâm sàng để đưa ra hướng điều trị chính xác nhất.

Nguyên tắc điều trị bệnh trước là điều hòa toàn thân, sau đó kết hợp điều trị các chứng bệnh phụ khoa thuộc về kinh nguyệt, khí hư, bệnh ở thời kỳ mang thai và sau khi đẻ.

Bệnh phụ khoa là một bệnh toàn thân

1. Nguyên tắc chữa bệnh thuộc toàn thân:

a. Điều hòa khí huyết:

Bệnh về khí: khí nghịch thì giáng khí, khí uất thì hành khí giải uất, khí hư thì bổ khí…

Bệnh về huyết: huyết hàn thì ôn huyết, huyết nhiệt thì lương huyết, huyết ứ thì hoạt huyết, huyết hư thì bổ huyết.

Bệnh về khí thường liên quan bệnh về huyết, nên phối hợp điều hòa khí huyết như khí trệ huyết ứ thì hành khí hoạt huyết, khí huyết đều hư thì ích khí bổ huyết…

b. Điều hòa tỳ vị:

Bổ tỳ vị trong các trường hợp hư chứng gây rong kinh, rong huyết kéo dài, vô kinh.

Điều hòa can tỳ: như can khí uất kết, can khí hoành nghịch… thường gây ra các chứng thống kinh, kinh nguyệt không đều…

c. Bổ can thận:

Bệnh can thận hay ảnh hưởng đến xung nhâm gây ra các chứng vô kinh, hay sảy thai, đẻ non. Âm hư thì bổ âm, dương hư thì bổ dương.

2. Nguyên tắc chữa bệnh phụ khoa:

a. Kinh nguyệt:

Nguyên tắc chung là điều kinh.

Chữa bệnh gây rối loạn kinh nguyệt như suy nhược thần kinh, thiếu máu, suy dinh dưỡng… Chữa bệnh ở phần khí gây bệnh ở kinh nguyệt thì điều kinh lý khí, lấy hành khí giải uất là chính.

Không dùng nhiều và kéo dài các vị thuốc hành khí có tính chất hương táo mà phải dùng phối hợp các thuốc bổ các thuốc bổ huyết, bổ âm.

Nếu do khí nghịch, khí hàn, khí hư cần các thuốc giáng khí, ôn khí, bổ khí phối hợp với các thuốc dưỡng huyết điều kinh để điều trị.

Khi hành kinh thì việc dùng thuốc phải hết sức chú ý đến liều lượng. tính chất hàn nhiệt của bệnh và của thuốc để không làm ảnh hưởng đến chính khí của cơ thể.

b. Khí hư:

Bệnh mới mắc: Do nhiễm trùng, kí sinh trùng, thường chữa thấp nhiệt là chính. Thấp nhiệt xảy ra do tỳ vị hư gây thấp, thấp hóa nhiệt; một số trường hợp tỳ hư sinh đàm thấp. Do đó ngoài việc thanh nhiệt trừ thấp thì cần kèm theo các phương pháp kiện tỳ hóa thấp, trừ đàm…

Bệnh lâu ngày hoặc khí hư do nhiễm trùng: do thận hư, tỳ hư, dùng phương pháp kiện tỳ bổ thận để chữa. Có thể dùng các vị thuốc cố sáp để điều trị nhưng không dùng thuốc thanh nhiệt táo thấp vì sẽ ảnh hưởng đến âm dịch.

c. Bệnh ở thời kỳ mang thai:

Khi có thai thì cần phải dưỡng thai, có bệnh phải chữa bệnh song song với việc bảo vệ thai nhi. Cần chú trọng tránh dùng các loại thuốc cấm kỵ khi có thai. Khi dùng thuốc phải căn cứ vào tình trạng hàn nhiệt hư thực của bệnh và người bệnh:

  • Thai nhiệt: dùng thuốc dưỡng huyết, dưỡng âm thanh nhiệt.
  • Thai hư: dùng các thuốc bổ dưỡng can, tỳ, thận.

d. Bệnh sau khi đẻ:

Cần dựa vào tính chất hàn nhiệt hư thực để đưa ra phương pháp điều trị, nhưng phải chú ý tới khí huyết.

Nếu cần giải uất thì dùng các vị thuốc hương táo, các vị thuốc tiêu thực song song với các vị thuốc kiện tỳ. Nếu nhiệt thì không nên dùng nhiều và kéo dài các vị thuốc có tính hàn lương mà nên dùng các vị thuốc dưỡng âm thanh nhiệt. Nếu hàn không nên dùng các vị thuốc hương táo mà chỉ nên dùng các vị thuốc ấm bình thường.

e. Tạp bệnh:

Tùy theo nguyên nhân và tính chất hàn nhiệt hư thực của bệnh mà đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

Link bài viết: Các nguyên tắc chữa bệnh phụ khoa trong y học cổ truyền

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Sức Khỏe
Cigapan vỉ 30 viên

Cigapan vỉ 30 viên