Các phủ trong y học cổ truyền

Contents

Phủ là các bộ phận trong cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hóa hấp thu, chuyển vận và bài tiết,các chất từ đồ ăn uống đem vào các chất cạn bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ là đởm, vị, tiểu trường, đại trường, bang quang và tam tiêu.

Đởm.

Là nơi chứa do can bài tiết ra , mật giúp cho tiêu hóa đồ ăn ở trường vị .  Khi có bệnh biểu hiện vàng da, miệng đắng , nôn mửa ra chất đắng.

Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ về sự quyết đoán.  Can đởm có quan hệ biểu lý, can chủ mưu lược, đởm chủ quyết đoán là cơ sở của lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ, dám làm.

Vị.

Là nơi chứa đựng thức ăn, làm nhừ đồ ăn, đưa xuống  tiểu trường; tỳ, vị có quan hệ biểu lý với nhau, giúp cho sự vận hóa đồ ăn nên gọi là gốc của hậu thiên, là gốc của con người. Còn vị khí sống hết vị khí sẽ chết. Tỳ còn chủ thăng, vị còn chủ giáng.

Tiểu trường.

Có nhiệm vụ phân thanh, giáng trọc.

Chất trong là chất tinh, tinh vị của thức ăn được hấp thu ở tiểu trường qua sự vận hóa của tỳ đem đi nuôi dưỡng toàn thân.

Chất trọc là chất cặn bã  được  đưa ra ngoài qua  đường tiểu tiện nhờ bàng quang và đường đại tiện nhờ đại trường. Nên khi tiểu trường bi bệnh gây các chứng đại tiện phân sống, phân lỏng, tiểu tiện ít.

Đại trường.

Là nơi chứa đựng và bài tiết chất cặn bã ra ngoài : khi bị bệnh thường biểu hiện đại tràng thấp nhiệt,  hay đại tràng táo kết.

Đại tràng thấp nhiệt: hay gặp ở mùa hè thu, gây hội chứng lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng. Triệu chứng : đau bụng, mệt mỏi, đại tiện ra máu, rát nóng hậu môn, nước tiểu ít đỏ,rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền hay mạch hoạt sác.

Đại tràng táo kết:  do dịch đại tràng giảm vị nhiệt, vị âm hư đi xuống đại trường, hay gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ, người bị sốt cao. Triệu chứng:  đại tiện táo,khó đi, hoa mắt,  hôi miệng, mạch sáp tế, rêu lưỡi vàng khô.

Bàng quang là nơi bài tiết nước tiểu, thông qua sự khí hóa và sự phối hợp với tạng thận. Nếu như sự khí hóa của thận không tốt sẽ gây bí tiểu, đái rắt ,hay đái nhiều, đái không tự chủ.

Nếu có thấp nhiệt ở bàng quang sẽ gây đi tiểu khó, đái rắt đau, đái đục, đái máu.

Tam tiêu.

Gồm thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu.

Thượng tiêu: từ miệng đến tâm vị có tạng tâm và tạng phế.

Trung tiêu: từ tâm vị dạ dày đến môn vị có tạng tỳ và phủ vị.

Hạ tiêu: từ môn vị dạ dày đến hậu môn có tạng can và tạng thận.

Sự hoạt động của tam tiêu biểu hiện sự khí hóa và vận hóa nước, đồ ăn ở thượng tiêu thì phế chủ hô hấp,phân bổ khí và chất dinh dưỡng vào huyết mạch được tâm khí đưa đi toàn thân.

ở trung tiêu tỳ vận hóa hấp thu đồ ăn đưa lên phế.

ở hạ tiêu có sự phân thanh trọc: chất tinh được tàng trữ ở thận, chất cặn bã thải ra ngoài.

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Prostate Health Management Lalisse 100 viên

Prostate Health Management Lalisse 100 viên

Sức Khỏe
Cevinton Forte with Vinpocetin – Citicoline

Cevinton Forte with Vinpocetin – Citicoline