Các phương pháp điều trị bệnh hysteria theo y học cổ truy

Contents

Bệnh hysteria được biết đến là một bệnh rối loạn thần kinh chức năng, nguyên nhân là do các sang chấn tinh thần, hoạt động thần kinh cao cấp quá khẩn trương, hoặc do loại hình thần kinh cá thể thuộc loại yếu và thiên về bản năng đời sống cá nhân gây nên.

Trong y học cổ truyền, bệnh hysteria được miêu tả trong chứng uất, tâm quý… Trên lâm sàng, bệnh này biểu hiện rất đa dạng và phức tạp, kèm theo đó là các triệu chứng tại những vị trí, tạng phủ khác nhau của cơ thể. Ngoài ra bệnh còn biểu hiện phụ thuộc theo tính tình, nghề nghiệp và sự hiểu biết của từng người bệnh.

Trong y học cổ truyền, bệnh hysteria được miêu tả trong chứng uất, tâm quý…

1. Yêu cầu đối người thầy thuốc:

Người thầy thuốc điều trị bệnh hysteria cần phải có những yêu cầu sau khi điều trị cho người bệnh:

  • Có thái độ và tinh thần hết sức yêu thương cùng thông cảm với người bệnh.
  • Có sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý và chuyên môn.
  • Có phương pháp chữa bệnh hết sức linh hoạt.
  • Cần nghiêm khắc tránh tình trạng tùy tiện dễ dãi mới đạt được kết quả điều trị.
  • Tránh bỏ qua bệnh tật khác.

2. Phương pháp chữa hysteria theo YHCT:

a. Khám bệnh:

  • Khai thác quá trình bệnh lý.
  • Khai thác thông tin liên quan: hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, công tác, tính tình của người bệnh.

Mục đích của khám bệnh là giúp người thầy thuốc nắm được tình hình của người bệnh, tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh, đồng thời người thầy thuốc sẽ tìm được phương pháp điều trị hợp lý đối với người bệnh. Áp dụng các phương pháp điều trị như xoa bóp, khí công, thuốc… Đặc biệt, người thầy thuốc cần phải tiến hành theo dõi trên người bệnh, cần nhiều thời gian tiếp xúc với người bệnh hơn, đó là điều kiện tốt để người thầy thuốc làm công tác chữa bệnh bằng tâm lý.

b. Phương pháp chữa:

  • Triệu chứng: tinh thần hay uất ức, xúc động, ngực sườn hay đầy tức, đầy bụng ợ hơi, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.
  • Phương pháp chữa: sơ can lý khí giải uất, an thần.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: đảng sâm: 12g,, cúc hoa: 12g, chỉ xác: 8g, thanh bì: 8g, uất kim: 8g, hương phụ: 8g, đan sâm: 8g, táo nhân: 8g.

Bài 2: bài “Tiêu dao thang gia giảm” gồm: bạch truật: 12g, bạch linh: 12g, bạch thược: 12g, sài hồ: 12g, hoàng cầm: 12g, bạc hà: 8g, trần bì: 6g, cam thảo: 8g, uất kim: 8g, chỉ xác: 8g, gừng: 4g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm các huyệt nội quan, thần môn, thái xung, thúc lâm khấp, cam du, đởm du, tâm du, tam âm giao.

Xoa bóp bằng cách day, ấn các huyệt cũng có tác dụng như châm cứu.

Bệnh có thể có kèm theo một số chứng khác, cần gia giảm một số vị thuốc đối với từng chứng:

  • Nấc: gia thêm lệ chi: 6g, thị đế: 6g. Phối hợp châm thêm huyệt cách du.
  • Khó nuốt, cảm giác có vật mắc trong cổ họng: thêm tô ngạnh: 12g, hậu phác: 6g, bán hạ chế: 8g. Phối hợp châm thêm huyệt thiên đột, chiên trung.
  • Thống kinh: Thêm ích mẫu: 20g, tam lăng: 8g, hồng hoa: 8g… Phối hợp châm thêm huyệt quan nguyên, khí hải.
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Trĩ Hemorr 120 viên

An Trĩ Hemorr 120 viên

Sức Khỏe
BI-GMAX 1350

BI-GMAX 1350