Các thể lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh zona

  1. Các thể lâm sàng bệnh zona
  • Zona xuất huyết: dịch mụn nước, bọng nước màu đỏ sẫm do lẫn máu
  • zona hoại tử: thường gặp ở bệnh nhân già yếu, suy mòn, người nhiễm HIV/AIDS
  • theo khu trú của tổn thương:

zona hạch gối: thương tổn khu trú ở vành tai, kèm theo rối loạn thính giác, rối loạn cảm giác 2/3 trước của lưỡi. Thường có liệt mặt do tổn thương thần kinh VII ngoại vi và điều trị lâu hồi phục

zona cổ (đám rối cổ nông): tỏn thương khu trú ở vùng cổ, vai gáy

zona mắt: liên quan đến nhánh mắt của dây thần kin tam thoa là dây thần kinh hay bị tổn thương nhất. Trong thương tổn xuất hiện ở trán, cánh mũi, ở mắt làm mi mắt sưng, kết mạc xung huyết, giác mạc thượng bị kích thích  nhẹ, có thể có viêm loét giác mạc nếu không điều trị kịp thời. Đau quanh hố mắt tồn tại lâu.

Zona của dây thần kinh hàm trên, hàm dưới: tổn thương cả da và niêm mạc miệng.

Zona liên sườn và ngực bụng: các mụn nước sắp xếp ở một bên theo đường đi của dây thần kinh liên sườn

Zona thắt lưng- bụng đùi

  1. chẩn đoán bệnh zona
  • chẩn đoán xác định:

dựa vào lâm sàng:

mụn nước sắp xếp thành đám, vệt liên kết với nhau rải rác theo đường đi của dây thần kinh ngoại biên và ở một bên của cơ thể.

Đau rát trước trong và sau khi nổi thương tổn ở da.

  • Chẩn đoán phân biệt:

Bệnh Herpes: mụn nước nhỏ mọc thành chùm, vỡ nhanh để lại vết trợt nông. Vị trí hay gặp ở vùng môi miệng hoặc ở bộ phận sinh dục, bệnh hay tái phát

Viêm da tiếp xúc: tổn thương da đỏ nề, trên mụn nước, mụn nhỏ mủ, kèm theo có ngứa và rát. Tổn thương hay gặp ở vùng da hở. Có thể tìm được nguyên nhân tiếp xúc.

  1. Điều trị

Tại chỗ:

  • Khi tổn thương chưa dập vỡ thì bôi thuốc dạng hồ như: hồ nước, kem kẽm, kem acyclovir
  • Khi tổn thương trợt, tiết dịch hoặc nhiễm trùng thì bôi thuốc sát trùng như dung dịch xanh methylen 2%, dung dịch Castellani

Toàn thân:

  • Thuốc kháng virus:

Acyclovir 200 mg/lần x 5 lần/ngày (cách 3 đến 4 giờ uống một lần) x 10 ngày.

Tốt nhất dùng trong 72 giờ đầu của bệnh. Có thể dùng tới liều acyclovir 400, 600 hoặc 800 mg/lần/ngày x 10 ngày cho những trường hợp nặng và người bệnh lớn tuổi

  • Kháng sinh chống nhiễm trùng

Cephalosporin, macrolid…. liều thông thường, trường hợp nhiễm trùng nặng thì phải dùng liều cao.

  • Giảm đau, an thần
  • Kháng histamin
  • Các viitamin nhóm B, C
  1. Phòng bệnh
  • Việc phòng bệnh để không bị mắc bệnh zona thường không thực hiện được vì virus đã sẵn có trong cơ thể, bệnh phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi, vì vậy chủ yếu là phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để phòng tránh các biến chứng và di chứng
  • Khi bệnh đã phát, tránh làm vỡ các mnuj nước, bọng nước đề phòng loét sâu
  • Điều trị sớm không để nhiễm trùng bội nhiễm
  • Dùng thuốc kháng virus và thuốc giảm đau cho bệnh nhân tốt có thể phòng được đau sau zona
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Conipa Pure

Conipa Pure

Sức Khỏe
Natto Kinaza

Natto Kinaza