Các thể lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết theo diễn biến

Contents

Nhiễm khuẩn huyết có nhiều thể lâm sàng khác nhau với các biểu hiện khác nhau. Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng là biểu hiện lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh có nguy cơ tử vong cao nhanh do tình trạng sốc và suy các cơ quan.

Theo diễn biến của bệnh nhiễm khuẩn huyết chia thành các thể

Thể tối cấp:

Thường tử vong nhanh sau 24 đến 48 giờ. Bệnh cảnh là hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, chưa có ổ di bệnh. Bệnh nhân thường sốt rất cao, da xanh tái, xuất huyết, suy hô hấp cấp, trụy tim mạch. Bạch cầu máu tăng cao. Cần cấy máu có hệ thống để chẩn đoán xác định.

sốt cao

Thể cấp:

Kéo dài nhiều ngày hoặc tử vong sau 5-10 ngày. Sốt kiểu thương hàn, có triệu chứng thần kinh trội hơn, có triệu chứng của ổ di bệnh.

Thể bán cấp:

Bệnh cảnh của nhiễm trùng mủ huyết. Có nhiều ổ di bệnh xuất hiện. bệnh kéo dài, có thể điều trị khỏi sau một thời gian lâu. Thời kì ồi phục kéo dài, cũng có thể chết vì suy mòn.

Thể kéo dài:

hay gặp do tụ cầu, có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm tùy theo từng trường hợp. Bệnh cảnh kéo dài xuất hiện từng đợt do vi khuẩn không bị diệt hết từ các ổ nhiễm trùng từng đọt phóng vào máu, giữa các đợt không có triệu chứng lâm sàng.

Thể ở trẻ sơ sinh nhũ nhi:

thường do nhiễm trùng rốn, nổi bật là hội chứng nhiễm độc: trẻ lờ đờ, da tái, phát ban, xuất huyết, có dấu hiệu của tiêu hóa: nôn, đại tiện phân lỏng, mất nước. Có thể sốt ít hoặc hạ nhiệt độ, trụy mạch, tiên lượng nặng.

Cận lâm sàng:

  • Huyết học: số lượng bạch cầu tăng, thường từ 9000-20000, có thể tới 100000. Tuy nhiên cũng có trường hợp bạch cầu chuyển trái hoặc giảm thấp dưới 4000 là yếu tố tiên lượng nặng. Số lượng hồng cầu bình thường hoặc giảm, có thể dưới 2-3 triệu, thường do các vi khuẩn gây tan huyết gây nên như tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn kị khí. Tốc độ lắng máu tăng. Số lượng tiểu cầu giảm trong các trường hợp có đông máu nội mạch rải rác.
  • Hóa sinh: rối loạn nước điện giải, toan hóa máu: acid lactic tăng trong máu, suy thận: ure, creatinin tăng, tổn thương gan: men gan tăng, hạ glucose máu.
  • Vi sinh:

Cấy máu cả trong môi trường ái khí và kị khí. Nên cấy máu nhiều lần: 2-3 lần cách nhau 30-60 phút, lúc bệnh nhân đang sốt cao, khi chưa dùng kháng sinh.

Cấy các bệnh phẩm khác như: mủ, đờm, phân, nước tiểu, dihjc màng phổi, dịch não tủy có kết quả cùng một loại vi khuẩn với cấy máu.

  • Một số kĩ thuật khác: như chụp Xquang, CT scanner, siêu âm để phân biệt các biến chứng hoặc các ổ di bệnh.

link bài viết:  Các thể lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết theo diễn biến

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Conipa Pure

Conipa Pure

Sức Khỏe
Natto Kinaza

Natto Kinaza