các thể lâm sàng và chẩn đoán bệnh sởi

Contents

chẩn đoán bệnh sởi cần phải dựa vào ba yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ học.

  1. Chẩn đoán xác định

  • Lâm sàng: thời kì khởi phát, thời kì phát ban.
  • Cận lâm sàng:

Thời kì viêm long, phết nhầy mủ, có thẻ thấy tế bào khổng lồ đa nhân

Chẩn đoán huyết thanh: tìm kháng thể đặc hiệu của sởi trong 1-2 ngày kể từ khi phát ban bằng các phương pháp ELISA, bổ thể, trung hòa hoặc ngăn ngưng kết hồng cầu.

Phân lập được virus gây bệnh ở họng, máu, hay nước tiểu bằng phương pháp nuôi cấy virus trong 5 ngày đầu.

sởi

Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc giảm nhưng lymphocid tăng.

  • Dịch tễ học: cần khai thác tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân sởi và tiền sử tiêm chủng vacxin phòng sởi của bệnh nhân, nếu chưa tiêm có nhiều khả năng mắc sởi.
  1. Chẩn đoán phân biệt

  • Thời kì khởi phát: cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như viêm mũi họng, viêm thanh quản, phế quản phế viêm…
  • Khi sởi đã mọc cần chẩn đoán phân biệt với phát ban do virus khác hoặc do các nguyên nhân không nhiễm khuẩn. các phát ban do virus khác:

Rubella

ECHO 16 có sốt trong 24-36 giờ, họng hơi đỏ, hết sốt thì nổi ban dát cục 1-2 mm toàn thân, không kèm theo thứ tự sau vài ngày lặ hết không để lại dấu vết.

Virus coxsackie: gây phát ban giống bệnh rubella hơn sởi.

Nhiễm khuẩn tăng bạch cầu đơn nhân: sốt cao, có ban nhất thời, nổi hạch toàn thân.

Phát ban do vi khuẩn và kí sinh trùng:

Liên cầu: gây tinh hồng nhiệt: sốt, đau họng, ban đỏ 1-2 mm, toàn thân.

Xoắn trùng

Toxoplasma

Rickettsia

Phát ban dị ứng thuốc: ban xuất hiện sau khi dùng thuốc, ban đa dạng, mọc toàn thân, có ngứa, ban sẩn, xét nghiệm máu có tăng bạch cầu ưa acid.

Các thể lâm sàng

  • Sởi điển hình:
  • Sởi ở trẻ sơ sinh: rất hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng sốt âm ỉ, nhẹ hoặc không sốt, khởi phát là ho, viêm long đường hô hấp, mắt mũi, sụt cân. Ban mọc không tuần tự, không theo quy luật. Tiên lượng xấu vì thường có biến chứng phế quản phế viêm.
  • Sởi ác tính: hiếm gặp, thường gặp ở cuối vụ dịch.

Biểu hiện lâm sàng:

Thể trụy mạch: sốt 40-41 độ C, co giật, mạch nhanh, thở gấp, tử vong sau 3-4 ngày.

Thể suy hô hấp: ngay lập tức bệnh nhân khó thở, không có triệu chứng thực thể ở phổi, ban mọc ít, thưa. Bệnh nhân tử vong ngay vì suy hô hấp cấp hoặc bệnh kéo dài hơn, tử vong vì biến chứng của phế quản phế viêm.

Thể xuất huyết: hiếm gặp, ban trên da và ban xuất huyết kèm theo xuất huyết nội tạng, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, tử vong và trụy tim mạch.

  • Sởi theo cơ địa: sởi ở thể suy dinh dưỡng giống ở trẻ sơ sinh, không điển hình, sốt nhẹ, ban mọc thưa, không tuần tự, tử vong vì biến chứng phế quản phế viêm.
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
New Enterbiogold

New Enterbiogold

Sức Khỏe
Dầu nóng Hàn Quốc 100ml

Dầu nóng Hàn Quốc 100ml