các triệu chứng lâm sàng bệnh sởi

 

Contents

lâm sàng của bệnh sởi trải qua bốn thời kì.

  1. Thời kì nung bệnh

Trung bình 10-12 ngày, có thể 7-20 ngày. Thời kì này hầu như yên lặng không có triệu chứng lâm sàng.

  1. Thời kì khởi phát

Còn gọi là thời kì viêm long

Thời kì này kéo dài 4-5 ngày, tính từ lúc bắt đầu sốt đến khi sởi bắt đầu mọc. Biểu hiện đặc biệt của thời kì này là sốt và viêm long.

  • Sốt: bệnh nhân thường sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, vã mồ hôi, kèm theo mệt mỏi, kém chơi, trẻ sơ sinh có thể bị co giật, ít khi sốt nhẹ.
  • Hội chứng viêm long: là trung thành không bao giờ thiếu trong bệnh sởi.

Viêm long ở mắt gây chảy nước mắt, mắt có nhiều dử, kết ,mạc mắt đỏ. Bệnh nhân sợ ánh sáng, mi mắt có thể bị sưng phù, ngứa mắt

Viêm long đường hô hấp: lúc đầu bệnh nhân hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ho, viêm long trong mũi làm lỗ mũi đỏ lên, mũi sụt sịt, ngứa, nhức trán.

Viêm long đường tiêu hóa: gay ỉa chảy, phân lỏng, ít phân. Khám thực thể miệng họng: có dấu hiệu đặc hiệu của bệnh sởi trước khi phát ban đó là hạt Koplick. Các nốt này xuất hiện trong miệng trên nền đỏ thẫm của niêm mạc má, môi, lợi, là những chấm trắng nhỏ 1mm, hơi gồ cao lên. Có khi rất ít khoảng 20-30 nốt ở quanh lỗ Stenon hoặc đối diện răng số 7. Các nốt này lặn hết 12-18 giờ và biến mất 2 ngày trước khi mọc ban. Đây là dấu hiệu có giá trị giúp chẩn đoán sớm.

Có thể biểu hiện viêm niêm mạc miệng, có thêm giả mạc mới làm nhầm với bạch hầu.

  1. Thời kì toàn phát

Còn gọi là thời kì phát ban.

Trước khi chuyển sang phát ban thường sốt cao thêm 0,5-1 độ C kèm theo biểu hiện dấu hiệu thần kinh: co giật, mê sảng, li bì, ngủ gà.

  • Ban xuất hiện có trình tự đầu tiên ở sau tai, gáy sau lan dần ra hai bên má, trán. Tiếp theo ban mọc lan dần xuống toàn bộ vùng đầu, mặt cổ. Ngày hôm sau ban mọc xuống mình, hai cánh tay, đến ngày thứ 3 ban mọc xuống lưng và hai chân. Hết ngày thứ 3 sởi mọc khắp người và dày nhất ở những nơi cọ xát hoặc phơi nắng và có xu hướng kết dính lại thành mảng xen kẽ có những khoảng da lành, các nơi ban mọc đầu tiên bắt đầu nhạt dần.

    ban sởi
  • Đặc điểm của ban: ban không ngứa, màu đỏ hồng hay đỏ tía, hình tròn hay bầu dục, sờ vào mịn như nhung, xung quanh màu da bình thường.
  • Thể nhẹ: ban thưa, không lan xuống chân.
  • Thể nặng: ban dày gần như toàn bộ da, ngay cả bàn tây, bàn chân. Đôi khi có cả ban xuất huyết.
  • Ban mọc đến chân thì nhiệt độ giảm. Vẫn còn triệu chứng viêm long, đau mắt, sổ mũi, viêm thanh quản, nghe phổi thấy ran. Trẻ quấy khóc, kém ăn, khát nước, ỉa lỏng.
  • Triệu chứng khác: hạch cổ và góc hàm sưng, lách to, hạch màng bụng sưng gây đau bụng. Các tổn thương đặc hiệu của sởi ở niêm mạc ruột thừa có thể làm hẹp lòng ruột và gây triệu chứng như viêm ruột thừa.
  1. Thời kì lui bệnh

Xuất hiện khi sởi mọc khắp người. Thường vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay, ban bay theo trình tự như khi ban mọc. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thường tạo nên màu da loang lỗ gọi là dấu hiệu vằn da hổ và đây là dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán. Bệnh nhân ăn khá hơn và lại sức nhanh.

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Conipa Pure

Conipa Pure

Sức Khỏe
Natto Kinaza

Natto Kinaza