Cách điều trị gãy xương đùi
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
- Cách điều trị bệnh:
– Trước tiên là cần sơ cứu bệnh nhân:
+ Bất động tạm thời bằng các nẹp sẵn có trong tay.
+ Phát hiện đa chấn thương, C.T.S.N, chụp CT ngực , chụp CT bụng.
+ GIảm đau cho bệnh nhân bằng thuốc như Morphine 1Ctg, Feldène,…
+ Phòng và chống sốc cho bệnh nhân bằng cách truyền dịch hoặc truyền máu.
Điều trị gãy thân xương đùi cho trẻ em:
Gãy thân xương đùi ở trẻ em thường là gãy cành tươi, ít bị di lệch, thời gian liền xương nhanh nên trường hợp này thường thiên về điều trị bảo tồn.
+ Trẻ sơ sinh: nạp thẳng trục xương bằng bìa cứng trong 10 đến 12 ngày.
+ Đối với trẻ còn bú cho tới trẻ dưới 3 tuổi thì bó bột đùi ếch.
+ Những trẻ từ 4 đến 12 tuổi thì cần tiến hành gây mê hay kéo nắn để làm bột chậu lưng chân để bột trong 4-8-12 tuần tùy theo từng độ tuổi khác nhau. Những trường hợp gãy phức tạp thì có thể kéo nắn liên tục, sau đó bó bột tiếp tục.
Nếu bó bột không có kết quả (xương bị di lệch ) thì cần phải mổ kết hợp xương:
+ Nẹp vít: bệnh nhân phải mổ lại lần hai để tháo nẹp vít.
+ Đinh dưới mấu chuyển: nếu không vững thì phải tăng cường thêm bột CLC, dễ bị cứng khớp gối.
+ Phương pháp Métaizeau: đóng một chùm đinh (đinh chịu được lực đàn hồi) từ trên các lồi cầu đi lên.
+ Phương pháp Ender đóng từ trên lồi cầu trong đến đính tựa vào thành đối diện cho lên đến cổ xương đùi.
Điều trị gãy thân xương đùi cho người lớn:
* Kéo tạ:
+ Dùng đinh Steimann, Kirschner xuyên qua lồi cầu xương đùi hoặc qua lồi củ trước xương chày để kéo với trọng lượng 1/8-1/6 trọng lượng của cơ thể.
+ Mục đích: bất động tạm thời , để chuẩn bị cho cuộc mổ sau. Hoặc kéo liên tục trong những trường hợp không có chỉ định mổ (những bệnh nhân có bệnh về máu hoặc những nơi không có điều kiện để tiến hành phẫu thuật,…) sau 3-4 tuần bó bột chậu lưng chân.
* Mổ kết hợp xương:
+ Đinh nội tủy: sử dụng từ 50 năm nay:
+ Đinh Kuntscher mở ổ gãy: đóng cho gãy 1/3 ở thân xương.
+ Ưu điểm: nắn dễ phát hiện hết được các tổn thương, ghép được xương,…
+ Nhược điểm: mất đi sự liền xương sinh lí, tỷ lệ bị nhiễm khuẩn cao (0.1- 2%)
+ Đóng đinh kín với màn huỳnh quang tăng sáng. Ngày nay người ta đóng đinh kín cho mọi đoạn gãy thân xương đùi, mọi loại gãy thân xương đùi.
+ Nẹp vít được dùng nhiều trong những năm 1960-1970, chủ yếu dùng cho những nơi ống tủy rộng 1/3 trên và 1/3 dưới.
+ Ưu điểm: cố định xương vững, tập được phục hồi các cơ năng sớm.
+ Nhược điểm: tỷ lệ nhiễm khuẩn cao, gãy nẹp vít qua lỗ vít, sau khi liền xương phải mổ lấy nẹp vít.
* Điều trị hở xương đùi: giống như điều trị biến chứng của bệnh.
copy ghi nguồn:http://health-guru.org/
link bài viết:Cách điều trị gãy xương đùi
Không có bình luận