cận lâm sàng và chẩn đoán bệnh tả

Contents

Cận lâm sàng của bệnh tả có nhiều xét nghiệm khác nhau

  1. Xét nghiệm đặc hiệu

  • Phân lập vi khuẩn: trong phân hoặc trong chất nôn, phái lấy phân sớm trước khi đã điều trị kháng sinh. Phái cấy ngay vào môi trường pepton kiềm mặn phân lập phẩy khuẩn tả, nếu không phải cho vào môi trường bảo quản chuyên chờ. Cấy phân cho kết quả trong 24 giờ.

    môi trường pepton
  • Các phương pháp chẩn đoán nhanh: giúp phát hiện sớm để triển khai nhanh công tác chống dịch.

Soi phân tươi dưới kính hiển vi nền đen cho kết quả sau vài phút đến 30 phút, độ tin cậy khoảng 80%, phát hiện thấy phẩy khuẩn tả di động.

Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: phát hiện phẩy khuẩn tả trong phân cho kết quả sau 2 giờ. Hiện nay theo nguyên lý kĩ thuật này người ta dùng kháng thể đơn dòng nên độ nhạy và độ đặc hiệu đạt 100%

  • PCR: phát hiện gen CTXX của phẩy khuẩn tả rất đặc hiệu, nhanh, nhạy
  1. Xét nghệm huyết học sinh hóa

  • Tình trạng cô đặc máu: công thức máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu tăng, hematocrit tăng, tỷ trọng huyết tương tăng.
  • Điện giải đồ: cho, natri bình thường hoặc giảm nhẹ, kali lúc đầu bình thường hoặc tăng sau giảm
  • Tình trạng toan hóa: HCO3- giảm, pH máu giảm
  • Ure, creatinin máu tăng
  • Glucose máu giảm hay gặp ở trẻ em
Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Dựa vào 3 yếu tố:

  • Lâm sàng:

Bệnh khởi phát đột ngột

Tiêu chảy cấp với đặc điểm của phân tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo, mùi tanh

Nôn nhiều lần, xuất hiện sau tiêu chảy

Bệnh diễn biến nhanh đến mất nước, trụy mạch, tử vong hoặc hồi phục nhanh nếu được điều trị kịp thời

Không sốt, không đau bụng, không mót rặn

  • Cận lâm sàng:

Phân lập phảy khuẩn tả

Phương pháp chẩn đoán huyết thanh

PCR

Trong vùng đang có dịch, bất cứ bệnh nhân nào có biểu hiện tiêu chảy cấp, lkhông  sốt,nôn hoặc không nôn, có triệu chứng mất nước nhanh hoặc triệu chứng mất nước không rõ ràng đầy đủ đều phải cấy phân tìm phẩy khuẩn tả.

  • Dịch tễ: bệnh nhân ở vùng vừa qua vùng đang có dịch xảy ra,nếu bệnh nhân ở vùng chưa có dịch cần chú ý trường hợp đầu tiên của vụ dịch

Chẩn đoán phân biệt

  • Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do tụ cầu: bệnh nhân tiêu chảy cấp, đau bụng vùng thượng vị, không có hội chứng nhiễm trùng, thời gian ủ bệnh dưới 6 giờ
  • Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do salmonella (không phải do thương hàn): bệnh nhân đau bụng vùng quanh rốn và thượng vị, tiêu chảy cấp, có hội chứng nhiễm trùng và thời gian ủ bệnh tối thiểu là 6 giờ.
  • Nhiễm độc nấm, hóa chất bảo vệ thực vật
  • Lỵ trực khuẩn: bệnh nhân có hội chứng lỵ: đau quặn, mót rặn đi ngoài phân nhầy máu, số lần đi ngoài nhiều nhưng mỗi lần ít
  • Sốt rét ác tính thể tả
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Prostate Health Management Lalisse 100 viên

Prostate Health Management Lalisse 100 viên

Sức Khỏe
Cevinton Forte with Vinpocetin – Citicoline

Cevinton Forte with Vinpocetin – Citicoline