căn nguyên gây bệnh và chẩn đoán bệnh giang mai
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
xoắn khuẩn gây bệnh giang mai đã được nghiên cứu từ khá sớm.
-
Căn nguyên gây bệnh:
bệnh do xoắn khuẩn giang mai Treponema Pallidum gây nên, do hai tác giả Schaudin và Hoffmann tìm ra vào năm 1905. Đây là loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6 đến 14 vòng xoắn đều đặn di động được theo 3 chiều.
xoắn khuẩn sinh sản bằng hình thức trực phân 33 giờ một lần phân chia, phát triển và nhân lên trong tổ chức.
Xoắn khuẩn có sức đề kháng kém, dễ chết ở môi trường khô, nhiệt độ cao, nơi ẩm ướt vi khuẩn sống được lâu hơn, ở 45 độ C vi khuẩn bị bất động và chết sau 30 phút, ở nước xà phòng vi khuẩn chết sau vài phút.
Trong cơ thể người bệnh vi khuẩn tồn tại ở bộ phận sinh dục, ở các tổn thương da, niêm mạc và các cơ quan, các tạng và ở trong máu.
Chưa có môi trường nuôi cấy nhân tạo mà chỉ tiêm truyền được qua tinh hoàn thỏ.
-
Nguồn truyền bệnh
Là người mắc bệnh giang mai, gái mại dâm là nguồn truyền bệnh chủ yếu, bản thân một gái mại dâm sẽ làm lây truyền bệnh cho nhiều người quan hệ tình dục với họ, từ đó sẽ làm lây bệnh cho các cặp vợ chồng và bạn tình của họ, người phụ nữ có thai bị giang mai sẽ làm lây bệnh cho thai nhi.
-
Đường lây
lây do quan hệ tình dục: qua sinh dục, hậu môn, họng miệng
Lây qua đường máu: do truyền máu không xét nghiệm trước, truyền từ mẹ sang con qua rau thai
Tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc bị xây xát với tổn thương của bệnh nhân giang mai.
Chẩn đoán bệnh giang mai:
-
chẩn đoán xác định:
dựa vào:
Tiền sử quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nghi ngờ
Lâm sàng tương ứng với thời gian tiếp xúc của các thời kì giang mai.
Làm xét nghiệm vi khuẩn và huyết thanh dương tính
Lưu ý:
Giang mai I hai tuần đầu sau khi phát săng phản ứng huyết thanh âm tính, phải sau hai tuần xét nghiệm lại sẽ có kết quả chẩn đoán
Giang mai bẩm sinh phải xét nghiệm cả bố và mẹ bệnh nhân để chẩn đoán xác định chắc chắn.
-
Chẩn đoán phân biệt
giang mai I phân biệt với:
loét do ghẻ: trợt nông, bờ không đều, có mụn nước ở vùng da khác, ngứa nhiều về đêm, khi nóng ấm
Herpes: mới phát có mụn nước hình chùm nho, khi vỡ để lại vết loét nông, bờ không đều, đau rát tại thương tổn
Hạ cam: có một hoặc nhiều loét sâu, mềm và đau, có viêm hạch mủ kèm theo
Các viêm loét không đặc hiệu: trợt hoặc loét đau
Giang mai II phân biệt với:
Rụng tóc da dầu, nấm tóc và các rụng tóc khác
Ban đỏ dị ứng: ban đỏ mày đay, từng vùng da có ngứa, ban đỏ do virus thông thường có sốt trước khi phát ban.
Sẩn ngứa, sẩn trứng cá, vảy nến thể giọt hoặc vảy nến ở lòng bàn tay, bàn chân
Không có bình luận