Căn nguyên và sinh bệnh học bệnh duhring-brocq
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Trước đây nhiều tác giả cho rằng bệnh duhring-brocq là do bị nhiễm trùng, nhiễm độc, dị ứng nhưng không giả thuyết nào giải thích được bản chất của bệnh nên ngày nay người ta không còn chấp nhận nữa.
Với những thành tựu mới về miễn dịch học và siêu cấu trúc mô học đã góp phần làm sáng tỏ hơn về bản chất của bệnh, mặc dù vẫn vcòn bàn cãi nhưng đa số các tác giả cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố di truyền, yếu tố kháng thể, bổ thể và yếu tố tự miễn:
- Yếu tố di truyền: ở bệnh nhân duhring-brocq có một tỉ lệ cao HLA B8 (kháng nguyên phù hợp tổ chức) và HLA – RWB.
- Người ta còn thấy bệnh DH thường xảy ra ở các thành viên trong gia đình hoặc ở những cặp sinh đôi cùng trứng, do đó yếu tố di truyền càng được khẳng định thêm.
- Yếu tố tự miễn: Cormane, Meer đã phát hiện thấy sự lắng đọng kháng thể IgA ở đỉnh nhú bì của da bị tổn thương ở bệnh nhân DH. Bằng test miễn dịch huỳnh quang người ta thấy có sự lắng đọng IgA, thành hạt ở 85-90% bệnh nhân và tạo thành đường, thành vạch ở 10 đến 15% bệnh nhân DH.
- Yếu tổ bổ thể: test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp cho thấy sự lắng đọng IgA đơn độc hoặc ucngf với lắng đọng C3, sắp xếp thành hạt ở nhú bì trên da bình thường ở bệnh nhân DH với tần suất cao. C3 cũng có hóa ứng động cao đối với bạch cầu đa nhân trung tính và nó có thể góp phần vào biến đổi viêm ở nhú bì.
- Vai trò của gluten: gluten được đề cập nhiều trong căn nguyên của bệnh và được xem như là một kháng nguyên phổ biến ở bệnh nhân DH. Gluten là một protein có trong gnusx cốc (loại trừ lúa và ngô). Trong thành phần của gluten có gliadin, gliadin liên kết với Reticulin, chính Reticulin là thành phần quan trọng của màng đáy, nó đóng một vai trò làm tăng sự bám dính của màng đáy. Gliadin kết hợp với một chất ngoài tế bào làm tăng độ nhớt của mô.trong bệnh DH tăng độ nhớt ngoài tế bào sẽ kết hợp vói sự khuếch tán dịch tổ chức ở nhú bì và dẫn đến hình thành mụn nước.
- Yếu tố tự miễn: những tự kháng thể được tìm thấy ở bệnh nhân DH, đáng chú ý là kháng thể kháng tuyến giáp, kháng thể kháng Reticulin, kháng thể kháng gluten.
Tiến triển của bệnh: bệnh tiến triển thành từng đợt, có lức tăng, lúc giảm, có lúc tạm ổn định nhưng sau lại tái phát, có trường hợp bệnh kéo dài suốt đợi nhưng bệnh nhân vẫn sinh hoạt, lao động bình thường, trừ một vài trường hợp người già lâu ngày có thể bị suy kiệt. Biến chứng thường gặp là nhiễm trùng tại tổn thương da có mụn nước, loét trợt.
Không có bình luận