Cảnh báo: Rung lắc, tung hứng mạnh: Trẻ có nguy cơ sưng ph

 Suýt mất con chỉ vì tung hứng, rung lắc

Chị Hoàng Lan Anh, Đông Anh, Hà Nội suýt phải ân hận cả đời về việc làm của mình. Chả là bé Mít, con chị Lan Anh hồi mới sinh rất hay quấy khóc. Cả nhà cứ phải thay nhau bế mà bé cũng không chịu nín.
 
Đêm ngủ bé lại không yên giấc, hay trằn trọc. Nghe lời mẹ, chị mua võng về cho bé nằm thì thấy bé chịu nín, không khóc, ngủ sâu giấc hơn. Tưởng thế là tốt, chị và gia đình cứ đưa võng thật mạnh vừa để trêu bé, vừa để bé Mít dễ ngủ hơn.
 
Đến một hôm chị thấy con có các dấu hiệu khác thường, trong bé có vẻ mệt mỏi, nôn ói nhiều, người tím tái. Thấy vậy gia đình chị Anh vội vàng đưa con tới bệnh viện. Sau gần 1 h cấp cứu, tình trạng bé Mít mới ổn định. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng không dám chắc sau này lớn bé có để lại di chứng hay không.
 
Thực tế cho thấy, việc cho bé nằm võng từ quá sớm hay tung hứng trẻ là những sai lầm của rất nhiều phụ huynh. Cái giá phải trả cho những hành động vô tâm này chính là sức khỏe của con em họ.
Rung lắc mạnh gây tổn thương não
 
Tổn thương não
 
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, đa số hội chứng rung lắc gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, trong đó, tỉ lệ mắc hội chứng lắc xảy ra cao nhất ở trẻ nhũ nhi (0-6 tháng tuổi). Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.
 
Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.
 
Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.
 
Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não.
 
 
Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.
 
Tổn thương thần kinh và mạch máu do rung lắc thường khó phát hiện ngay, có khi trẻ không có biểu hiện gì dù đã bị tổn thương thật sự. Do đó, bạn cần hiểu biết những dấu hiệu báo động sau đây để kịp thời cứu đứa trẻ.
 
Đừng xem thường cái lắc
 
Để phòng ngừa những nguy hiểm do hội chứng này, Bác sĩ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương khuyến cáo, tuyệt đối không được đung đưa mạnh đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tháng. Bởi những tổn thương không chỉ xảy ra trong thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng về lâu dài.
 
Các bậc cha mẹ cũng không nên có những động tác làm thay đổi từ thế trẻ nhanh đột ngột như: Trẻ đang năm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống. Đặc biệt, khi trẻ quấy khóc hoặc làm một việc gì đó không vừa lòng, người lớn không nên tát, đánh vào đầu trẻ.
 
Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định. Không ôm giữ trẻ khi cãi cọ. Khi trẻ khóc kéo dài không dỗ được cần phải kiểm tra kỹ nguyên nhân, không nên bỏ qua chi tiết này. Những bậc ông bà của trẻ cũng không nên vì qúa yêu trẻ mà rung lắc hay tạo áp lực cho cha mẹ của trẻ khi trẻ khóc nhiều.
 
Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị tổn thương não
 
Theo các bác sĩ, triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với một số tình trạng khác như rối loạn tiêu hóa, nhiễm siêu vi… Đôi khi trẻ không có biểu hiện gì dù đã bị tổn thương thật sự nên rất khó phát hiện, nhất là những trường hợp nhẹ, thường bị bỏ qua.
 
 
Bố mẹ cần để ý đến các biểu hiện ở trẻ như: Quấy khóc nhiều, bỏ ăn hay bỏ bú, ói, ngủ lịm, gương mặt không cảm xúc, không chịu cười đùa, trương lực cơ kém (cơ nhẽo), da xanh tái, nhìn thấy rõ nhất vùng trán.
 
Ở thể nhẹ này, ít cha mẹ nào nghĩ rằng con mình bệnh mà đưa đến bác sĩ khám. Và điều nguy hiểm cũng chính ở điểm này, vì không biết nên càng rung lắc khiến trẻ tổn thương nặng hơn.
 
Nặng hơn là khó thở, ngừng thở hoặc co giật. Những dấu hiệu cho thấy chấn thương cổ, sưng nề, cứng cổ, nghẹo về một bên, khó quay. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu này và có kèm theo tình trạng hay lắc trẻ, bạn hãy nghĩ đến ngay đến hội chứng kể trên và lập tức đưa đến bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời.
 
Vy Vy (TH)
 
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Sức Khỏe
Cigapan vỉ 30 viên

Cigapan vỉ 30 viên