Cấu trúc cơ vân qua cái nhìn khái quát của nhà giải phẫu
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Mặc dù các cơ có hình dạng khác nhau , chúng có cấu trúc giống nhau . Nói chung , mỗi cơ vân có hai phần là phần bụng cơ (hay phần thịt ) ở giữa và phần gân ở hai đầu cơ hoàn toàn cấu tạo bằng mô liên kết .
1.Phần bụng cơ
– Phần bụng của cơ vân do các sợi cơ và thành phần mô liên kết tạo nên . Các sợi cơ xếp thành từng bó bao gồm những sợi chạy suốt chiều dài của bó và những sợi ngắn nối đầu với nhau để chạy suốt chiều dài của bó. Thành phần mô liên kết của bụng cơ bao gồm ba màng liên tiesp với nhau :
– Màng nội cơ là bao mo liên kết bọc quanh mỗi sợi cơ và những đầu nối tiếp những sợi cơ
– Màng chu cơ là bao mô liên kết dày hơn bọc quanh mỗi bó sợi cơ
– Màng ngoài cơ là bao mô liên kết bao bọc toàn bộ cơ .
Ở giữa cơ và da , có một lơp mô liên kết gọi là mạc gòm hai phần : phần dặc nằm sâu sát phần màng ngoài cơ là mạc sâu , phần lỏng lẻo ( chứa mỡ ) ở ngay dưới da gọi là mạc nông . Mạc sâu không có ở thân mà chỉ có ở cổ và cascc chi . Từ mặt sâu của mạc , có những chẽ chạy vào sâu để ngăn cách cơ này với cơ kia hoặc nhóm cơ này với nhóm cơ kia . Chẽ mạc ngăn cách các nhóm cơ được gọi là vách gian cơ . Mạc ngăn cách giữa các cơ cho phép cơ này chuyển động tự do trên ơ kia .
2. Mô liên kết
Mô liên kết bao quanh các sợi cơ , các bó sợi cơ và toàn bộ cơ còn kéo dài vượt quá chiều dài các sợi cơ để trở thành ( hay liên tiếp ) các gân gắn cơ vào xương hoặc các cấu trúc khác . Thường thì gân là những thừng sợi trắng bong . Riêng những gân rộng và dẹt được goi là cân . trường hợp phân mô liê kết ở đầu bám của các cơ quá ngắn không nhận ra được thì đầu bám này được gọi là đầu bám bằng thịt.
Hầu hết các cơ bám vào xương hoặc sụn , một số cơ có đầu bám vào da ( cơ mặt ) , và niêm mạc ( cơ lưỡi ), vào mạc ( cơ căng mạc đùi ) , một số cơ chạy vòng tròn nên được gọi là cơ thắt hoặc bám vào một cơ khác qua chẽ gân trung gian .
Trừ những cơ thắt , các cơ đều có hai đầu bám được phân biệt thành nguyên ủy và bám tận . nguyên ủy là đầu bám cố định hơn và bám tận là đầu bám đi động thường xuyên hơn . Ở các chi , nguyên ủy là đầu gần , bám tận là đầu ca vì các phần xa của chi thường di động hơn phần gần . Một số trường hợp khó phân biệt đầu nào của cơ di động hơn ( ví dụ cơ thẳng bụng ) nê sự mô tả giữa các sách có thể trái ngược nhau .
Không có bình luận