Chẩn đoán chấn thương bàng quang

Để chẩn đoán bệnh thì phải dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng :

Contents

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh:

chấn thương bàng quang
chấn thương bàng quang
  • Bệnh cảnh toàn thân của bệnh nhân thường à choáng do chấn thương, và mất máu quá nhiều. Bệnh nhân nằm bất động, kêu đau vùng khung chậu và vùng bụng dưới. Bụng bệnh nhân bị trướng và có các vết bầm tím xung quanh vùng thân xương mu.
  • Triệu chứng vỡ bàng quang, thường là mờ nhạt vì bị các cơn đau vùng xương chậu che lấp đi, ngay cả khi bệnh nhân có vỡ bàng quang trong phúc mạc.

Hai loại bệnh cảnh có thể xảy ra bao gồm có:

  • Bệnh cảnh lúc bị chấn thương bàng quang căng nước tiểu, không có cảm giác buồn đi tiểu. Lúc tiến hành thăm khám bụng bệnh nhân trường nhiều và đau khắp bụng, gõ đục vùng thấp, không có cầu bàng quang. Thăm trực tràng và túi cùng Douglas căng và đau. Khi dùng một ống thông đưa qua niệu đạo của bệnh nhân một cách nhẹ nhàng và vô trùng thì chỉ phát hiện được một ít nước tiểu có lẫn với máu tươi của bệnh nhân. Trong trường hợp này, nên nghĩ đến trường hợp bệnh nhân bị vỡ bàng quang trong phúc mạc.
  • Bệnh có cảm giác buồn đi tiểu, nhưng chỉ có thể rặn ra được một ít nước tiểu có kèm theo máu. Tiến hành thăm khám phần bụng dưới thì không thấy xuất hiện cầu bàng quang, nhưng lại thấy có một khối dịch trên vùng xương mu. Một ống thông đưa qua vùng niệu đạo cho thấy có nước tiểu lẫn với máu của bệnh nhân. Thăm khám trực tràng và túi cùng Douglas thì không thấy xuất hiện triệu chứng đau. Trường hợp này thì nên nghĩ đến bệnh nhân bị vỡ bàng quang ngoài phúc mạc và cần xác định tiếp bằng các siêu âm và chụp X-quang.

Siêu âm:

Rất có giá trị lúc thấy có dịch nằm trong ổ bụng và bàng quang không có nước tiểu, trong trường hợp bệnh nhân bị vỡ bàng quang trong phúc mạc. siêu âm cũng có thể phát hiện được vỡ bàng quang ngoài phúc mạc khi thấy có các chất dịch thoát ra khỏi bàng quang.

Chụp X-quang:

Chụp X-quang không chuẩn bị cho thấy các tổn thương vỡ xương chậu, hình ảnh các quai ruột giãn ra và có thể thấy có dịch hay không có dịch nằm trong ổ bụng.

Chụp niệu đồ và chụp bàng quang cho thấy có thuốc cản quang thoát vào trong ổ bụng hay vào trong khoang Retzius.

Các xét nghiệm hóa sinh:

Nồng độ của creatinin trong máu  và đặc biệt là nồng độ ure trong máu tăng cao và tăng nhanh sau một thời gian ngắn, kèm theo đó là số lượng các tế bào bạch cầu cũng tăng, nồng độ Kali máu cũng tăng đặc biệt là vỡ bàng quang trong phúc mạc.

copy ghi nguồn:http://health-guru.org/

link bài viết:Chẩn đoán chấn thương bàng quang

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Osteoflam BD

Osteoflam BD

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh