chẩn đoán và điều trị bệnh leptospira
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
-
Contents
chẩn đoán bệnh leptospira dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ học.
Cận lâm sàng
- Xét nghiệm vi sinh:
Soi trực tiếp:soi tươi dưới kính hiển vi nền đen, bệnh phẩm lấy từ máu, nước tiểu, dịch não tủy. Thường nhuộm nitrats bạc hoặc peroxidase sau khi li tâm.
Phân lập vi khuẩn: trong 10 ngày đầu của bệnh, vi khuẩn có thể phân lập từ máu, dịch não tủy, dịch thẩm phân phúc mạc.
Phản ứng Mactin-peptit là phản ứng tìm kháng thể. phản ứng dương tính khi đạt hiệu giá 1/100 hoặc hiệu giá lân sau cao hơn lân trước sau 2 tuần
Phản ứng miễn dịch gắn men ELISA xác định nhanh tình trạng nhiễm leptospira nhưng không chỉ rõ nhiễm type nào.
- Xét nghiệm khác
Công thức máu: bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng
Hồng cầu giảm nhiều nếu có xuất huyết
Tiểu cầu giảm.
Nước tiểu: có hồng cầu, bạch cầu, protein và trụ niệu ngay tuần đầu.
Chức năng thận: ure, creatinin máu tăng
Chức năng gan: GOT, GOPT tăng dưới 5 lần bình thường. Billirubin máu tăng.
-
Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định:
Lâm sàng tùy theo từng thể bệnh
Cận lâm sàng: xét nghiệm vi sinh
Dịch tễ: vùng có ổ bệnh, nhóm người làm nghề có nguy cơ cao, tiền sử bơi lội tắm suối.
- Chẩn đoán phân biệt:
Thể không vàng da: sốt do virus, nhiễm khuẩn huyết, sốt do ricketsia, ổ nung mủ sâu
Thể có vàng da xuất huyết: cấn phân biệt với các bệnh
Nhiễm khuẩn huyết từ đường mật tăng ure huyết
Viêm gan nhiễm độc
Sốt rét có biến chứng phủ tạng
Viêm gan virus nặng
Dengue xuất huyết
-
Điều trị
- Điều trị căn nguyên: sử dụng các thuốc kháng sinh
- Điều trị triệu chứng:
Hạ sốt, giảm đau bằng các thuốc có chứa paracetamol, tránh lạm dụng khi có suy gan
Bù nước, điện giải, đảm bảo nước tiểu 1500-2000 ml/ ngày
Chống suy thận bằng furrosemid, truyền dịch đẳng trương. Lọc thận khi kali máu trên 5,6 mmol/l hoặc vô niệu quá 48 giờ hoặc creatinin cao mà vô niệu hoàn toàn.
Chống suy tuần hoàn bằng dobutamin, dopamin
Chống tăng kali máu
Chống toan chuyển hóa bằng natribicarbonat 1,4%
Chống suy hô hấp bằng hút đờm dãi, thở máy
Chống thiếu máu bằng truyền máu toàn phần hoặc truyền khối hồng cầu.
Chống rối loạn đông máu bằng vitamin K, lovenox, truyền khối tiểu cầu.
Chăm sóc tránh loét, bội nhiễm. Cần bổ sung đủ albumin, protein tránh tiêu cơ.
-
Phòng bệnh
Việc phòng bệnh leptospira còn nhiều hạn chế do khó loại trừ được động vật nhiễm, cần áp dụng các biện pháp:
- Quản lý vật nuôi, tránh thải phân, nước tiểu trực tiếp ra môi trường
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho gia súc và giám asats các bệnh ở vật nuôi
- Dùng bảo hộ lao động đối với người có nguy cơ nghề nghiệp
- Hạn chế tăm ao hồ, nơi nước tù đọng
- Tiêm vacxin phòng leptospira 3 mũi: 2 mũi đầu cách nhau 15 ngày, 6 tháng sau tiêm mũi thứ 3, miễn dịch đạt 98%, có hiệu lực trong vòng 3 năm
- Uống dự phòng Doxyciclin 200 mg/ tuần khi đi vào vùng dịch tễ.
Không có bình luận