Chẩn đoán và điều trị bệnh quai bị

Contents

Chẩn đoán bệnh quai bị dựa vào ba yếu tố: lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ học.

  • Chẩn đoán xác định thể điển hình:

Lâm sàng: đặc điểm của viêm tuyến mang tai do quai bị: thường bị cả hai bên, sưng đau, da vùng tuyến căng bóng nhưng không đỏ và không nóng, vẫn có tính đàn hồi, không hóa mủ.

Dịch tễ: đang ở nơi có dịch, có tiếp xúc với người bệnh. Mùa đông xuân.

Xét nghiệm:

Công thức máu, amylase máu, phân lập virus, chẩn đoán huyết thanh.

  • Áp dụng chẩn đoán:

Đối với tuyến y tế cơ sở:

Chẩn đoán lâm sàng những trường hợp điển hình dựa vào lâm sàng và dịch tễ học.

Những trường hợp không điển hình phải được gửi lên tuyến chuyên khoa để được bổ sung xét nghiệm cho chẩn đoán xác định hoặc loại trừ do nguyên nhân khác.

Đói với phòng khám đa khoa bệnh viện huyện chẩn đoán quai bị dựa vào:

Lâm sàng và dịch tễ học như tuyến y tế cơ sở

Xét nghiệm không đặc hiệu: công thức máu, amylase

Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương: ngoài các tiêu chuẩn đối với bệnh viện huyện, trong trường hợp cần thiết có thể bổ sung các xét nghiệm đực hiệu: phân lập virus, chẩn đoán huyết thanh.

  • Chẩn đoán phân biệt:

Khi bệnh nhân có viêm tuyến mang tai một bên cần phải phân biệt với:

Viêm tuyến mang tai do vi khuẩn sinh mủ, sỏi tuyến nước bọt mang tai, viêm hạch góc hàm, u tuyến mang tai, sưng mộng răng, mọc răng số 8, viêm ống tai ngoài.

Khi sưng cả 2 bên cần phân biệt với: phì đại tuyến mang tai.

Viêm tinh hoàn cần phân biệt với: viêm tinh hoàn do vi khuẩn sinh mủ, ung thư tinh hoàn, lao tinh hoàn, thoát vị.

Viêm màng não, viêm não cần phân biệt với: viêm màng não do các virus khác, viêm màng não mủ mất đầu, lao, xoắn khuẩn, kí sinh trùng.

quai bị

Điều trị bệnh nhân quai bị:

Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân quai bị, chủ yếu là điều trị triệu chứng. điều trị tại tuyến y tế cơ sở thể điển hình.

  • Thể điển hình: vệ sinh miệng họng, súc miệng sạch sẽ. hạ nhiệt, giảm đau bằng paracetamol, nằm nghỉ, hạn chế đi lại trong thời gian còn sốt và sưng tuyến. cách ly tránh lây lan tối thiểu trong 2 tuần.
  • Thể viêm tinh hoàn: mặc quần chật để nâng tinh hoàn, nghỉ ngơi yên tĩnh, hạn chế đi lại, giảm đau bằng paracetamol, chống viêm bằng corticoid; prednisolon 60 mg/ngày dùng trong 3-5 ngày.

Khi tinh hoàn đơc sưng đau có thể cho bệnh nhân uống vitamin E trong 1-2 tháng để tăng sinh tinh trùng.

Sau khi bệnh nhân bị viêm tinh hoàn thì phải sau hai tháng mới biết tinh hoàn có bị teo hay không. Nếu bị teo tinh hoàn cả hai bên có nguy cơ bị vô sinh.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: chẩn đoán và điều trị bệnh quai bị

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Trĩ Hemorr 120 viên

An Trĩ Hemorr 120 viên

Sức Khỏe
BI-GMAX 1350

BI-GMAX 1350