Chức năng sinh lý và bệnh lý của tạng Tỳ.
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
TẠNG PHỦ TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN.
Ngũ tạng trong cơ thể theo y học cổ truyền gồm 5 tạng : tâm, can, tỳ, phế, thận. Chúng ta cùng tìm hiểu về chức năng sinh lý và bệnh lý của tạng Tỳ.
Tỳ thuộc thổ nằm ở trung tiêu có chức năng chủ về vận hóa, chủ về thống huyết, chủ về cơ nhục , khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ở môi.
Chức năng sinh lý.
Tỳ chủ vận hóa: tỳ chủ vận hóa đồ ăn và thủy thấp.
Chủ vận hóa đồ ăn là sự tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng được tỳ hấp thu chuyển lên phế, phế đưa vào tâm mạch để huyết đem đi nuôi dưỡng các phủ tạng, tứ chi, cân não.
Nếu chức năng này tốt thì ăn uống tốt người khỏe mạnh, tiêu hóa tốt.
Nếu chức năng này rối loạn gây kém ăn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, người gầy.
Vận hóa thủy thấp : tỳ đưa nước đến các tổ chức cơ thể để nuôi dưỡng sau đó chuyển xuống thận ra bàng quang, bài tiết ra ngoài. Bởi thế người ta nói sự chuyển hóa nước trong cơ thể là do sự vận hóa của tỳ phối với sự túc giáng của phế và sự khí hóa của thận.
Tỳ chủ thống huyết:
Thống huyết có nghĩa là nhiếp huyết, quản lý, khống chế huyết đi ở trong lòng mạch. Tỳ khí mạnh huyết được khí thúa đẩy đi trong lòng mạch đến nuôi dưỡng cơ thể. Nếu tỳ khi hư không khống chế được huyết, huyết sẽ đi ra ngoài gây chứng xuất huyết, rong kinh, rong huyết, đại tiện ra máu lâu ngày…
Tỳ chủ cơ nhục, tứ chi:
Tỳ đã đem các chất dinh dưỡng được chuyển hóa từ đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ nhục.
Tỳ khí yếu thì cơ nhẽo, mệt mỏi gây bệnh trĩ sa trực tràng, sa sinh dục, sa dạ dày, thoát vị bẹn
Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi.
Tỳ tốt thì muốn ăn, ăn ngon miệng, tỳ hư chán ăn, miệng nhạt , hay buồn nôn, tỳ chủ cơ nhục , khai khiếu ra miệng nên cũng vinh nhuận ra môi.
Nếu tỳ mạnh môi hồng nhuận, tỳ hư môi thâm xám, nhạt màu.
Bệnh lý của tạng tỳ
- Tỳ khí hư: Ăn kém đầy bụng, người mệt mỏi vô lực, thở ngắn, ngại nói, sắc mặt hơi vàng hay trắng.
- Tỳ mất kiện vận:gây đầy bụng bụng ăn xong càng đầy, đại tiện lỏng , chất lưỡi nhợt bệu, môi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch hư.
- Tỳ hư hạ hãn : gây ỉa chảy, lỵ mạn tính, sa trực tràng, sa dạ dày, trĩ, sa dạ con, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược.
- Tỳ không thống được huyết gây đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, rong kinh, chất lưỡi nhợt, mach hư nhược.
- Tỳ dương hư: Triệu chứng: trời lạnh đau bụng, đầy bụng, chườm nóng đỡ đau, đại tiện lỏng, chân tay lanh, người lạnh, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
- Tỳ hư do giun: Đau bụng, bụng đầy chướng sắc mặt hơi vàng, người gầy, rêu lưỡi trắng dính, ợ hơi, mạch hoạt.
Không có bình luận