cơ chế bệnh sinh bệnh tả

Contents

Vi khuẩn tả không xâm nhập vào biểu mô ruột và gây bệnh do độc tố tả. Quá trình gây bệnh của vi khuẩn tả có thể chi thành 3 giai đoạn:

  1. Vi khuẩn tả vượt qua hành rào dịch vị

  • Phần lớn vi khuẩn tả bị tiêu diệt bởi độ toan của dịch vị.
  • Một số còn sống sót xuống ruột non
  1. Vi khuẩn phát triển và sinh sản

ở tá tràng và ruột non nhờ môi trường kiềm. Chúng tập trung ở biểu mô niêm mạc ruột, không xâm nhập thành ruột, không vào máu. Tại đây, vi khuẩn sinh độc tố tả.

  1. Tác động của độc tố tả trên niêm mạc ruột

Độc tố tả làm tăng hoạt tính men Adenycyclase do đó làm tăng nồng độ AMP vòng. Lượng AMP vòng tăng lên kích thích niêm mạc ruột non tăng đào thải vào lòng ruột chát dịch đẳng trương với huyết thanh bào gồm: nước, ion natri, ion kali, HCO3-. Sự xuất tiết này bắt đầu 2 giờ sau khi độc tố thấm vào trong tế bào ruột non.

Khi khối lượng dịch tiết quá lớn vượt quá khả năng tái hấp thu cuả ruột già thì tiêu chảy cấp xuất hiện. mặt khác, độc tố của vi khuẩn còn tác động tới bộ phận thụ cảm của dạ dày và ruột gây nôn không cầm được. Hậu quả làm cho bệnh nhân nhanh chóng bị mất nước và điện giải, có thể sốc do giảm khối lượng máu lưu hành và toan máu, hạ kali máu. Nếu không được điều trị kịp thòi bệnh nhân sẽ tử vong hoặc có biến chứng suy thận. ở trẻ em, biểu hiện giảm kali máu biểu hiện rõ rệt hơn ở người lớn.

Độc tố tả không gây tổn thương tế bào niêm mạc ruột, các hạt lợn gợn trong phân tả gồm tế bào thượng bì niêm mạc ruột bong tróc cùng với phẩy khuẩn tả và cùng với sự phóng thích các chất nhày từ tế bào Goblets của tế bào thành ruột làm cho phân của bệnh nhân tả đục như nước vo gạo.

Mất nước trong bệnh tả là mất nước đẳng trương, mất ion kali và HCO3- nhiều hơn.

 

Phân độ mất nước theo lâm sàng

mất nước

Cần phải đánh giá khái quát về tình trạng mất nước để có thái độ xử trí hợp lý ở cộng đồng. Có 3 mức độ mất nước tùy theo tỷ lệ mất nước so với trọng lượng cơ thể

  • Độ I: mất khoảng 5 % trọng lượng cơ thể, mất 50ml/kg. Lâm sàng: bệnh nhân tỉnh táo, khát nước ít, môi khô, da mất độ căng bóng, mạch hơi nhanh, huyết áp và nước tiểu bình thường.
  • Độ II: mất khoảng 6-9% trọng lượng của cơ thể. Lâm sàng: mất nước trung bình, bệnh nhân có cảm giác hơi bồn chồn, kích thích, rất mệt, khát nước nhiều, mắt trũng rõ,môi khô, môi khô, độ đàn hồi da giảm rõ, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, nước tiểu ít
  • Độ III: mất khoảng 10-12% trọng lượng cơ thể. Lâm sàng: mất nước nặng, bệnh nhân lơ mơ, lờ đờ, mặt hốc hác, uống kém, có khi không thể uống được, mắt trũng sâu và khô, môi rất khô, độ đàn hòi của da mất, da lạnh tím, mạch nhanh khó bắt, huyết áp không đo được, co rút cơ nhiều nơi, vô niệu.
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Glupain Forte

Glupain Forte

Sức Khỏe
Siro Muhi màu hồng

Siro Muhi màu hồng