Dịch tễ học bệnh bạch hầu

 

Contents

Trực khuẩn bạch hầu là tác nhân gây nên bệnh bạch hầu, một bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây dịch.

  • Mầm bệnh

Trực khuẩn bạch hầu có hình que, hơi cong, dài 1-9 muycromet, rộng 0,3 -0,8 muycromet, không đi động, không có vỏ, không sinh nha bào. Là mộ trực khuẩn Gram dương, bắt màu tím sẫm toàn thân. Corynebacterium diphteria khỏe, sống lâu ở giả mạc và họng của bệnh nhân. Thiếu ánh sáng, vi khuẩn có thể sống được đến 6 tháng. Sống lâu ở đồ chơi của trẻ bị bệnh, trên áo choàng của nhân viên y tế. ở nhiệt độ 56 độ C chết sau 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong vòng vài giờ, trong dung dịch phenol 1% trong vòng 1 phút.

Vi khuẩn bạch hầu tiết ra ngoại độc tố bản chất là protein. Đa số các chủng không tiết ra ngoại độc tố guống nhau mà phụ thuộc vào pH, môi trường, nhiệt độ, kháng phago.

Khi xâm nhập, độc tố bạch hầu tạo ra kháng độc tố bạch hầu gây miễn dịch cho cơ thể, ở bệnh nhân nặng cơ thể sinh kháng độc tố sau 8-12 ngày.

trực khuẩn bạch hầu
  • Nguồn bệnh

Người là ổ mang mầm bệnh duy nhất, bao gồm người đang bị bệnh bạch hầu, người vừa khỏi bệnh và người lành mang vi khuẩn. người bệnh bài tiết ra vi khuẩn từ cuối thời kì ủ bệnh cho đến khi khỏi về lâm sàng. Người vừa khỏi bệnh có thể mang vi khuẩn từ 2 tuần đến 2 tháng có khi đến 16 tháng. Người lành mang trùng từ vài ngày đến vài tuần.

  • Đường lây:

Bệnh bạch hầu lây qua đường hô hấp.

Lây trực tiếp: khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện

Lây gián tiếp: qua đồ dùng, quần áo, thức ăn…bị nhiễm mầm bệnh.

  • Cơ thể cảm thụ:

Trẻ sơ sinh thường có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền cho nên không mắc bệnh. Miễn dịch này kéo dài 3-6 tháng.

Tuổi mắc bệnh: chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.

Mùa mắc bệnh: quanh năm, cao điểm về mùa đông.

Miễn dịch trong bệnh bạch hầu là miễn dịch chống độc, không phải là miễn dịch chống vi khuẩn. vi khuẩn gây bệnh bạch hầu gây tổn thương niêm mạc và phát triển tiết ra ngoại độc tố nhưng không xâm nhập vào máu. Vì vậy khả năng gây bệnh là do độc tố của vi khuẩn.

Cơ thể cảm thụ là người chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu. để thăm dò cơ thể cảm thụ người ta làm phản ứng Schick. Phản ứng này giúp xác định kháng độc tố trong huyết thanh người.

Cách làm phản ứng Schick:

Tiêm trong da mặt trước cẳng tay trái 0,1 ml độc tố pha loãng (nồng độ dưới 1/50 của liều tối thiểu làm chết chuột lang nặng 250 g trong 96 giờ). Để phân biệt phản ứng thật và giả cần tiêm đối chứng trong da mặt trong cánh tay phải 0,1 ml độc tố bạch hầu đun nóng ở 65 độ C trong 15 phút.

Phản ứng Schick dương tính: tại nơi tiêm sau 36 – 72 giờ xuất hiện một vùng cứng đỏ, đường kính trên 10 mm, sau đó chuyển sang màu nâu nhạt rồi bong vảy, như vậy cơ thể không có kháng độc tố bạch hầu và sẽ cảm thụ với bệnh bạch hầu.

Phản ứng Schick âm tính: tại nơi tiêm không có phản ứng, có thể có kháng độc tố bạch hầu và có miễn dịch với bạch hầu.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: dịch tễ học bệnh bạch hầu

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Trĩ Hemorr 120 viên

An Trĩ Hemorr 120 viên

Sức Khỏe
BI-GMAX 1350

BI-GMAX 1350