Dịch tễ học bệnh dại
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên, gây tổn thương ở hệ thần kinh trung ương ở những động vật có vú.
Bệnh chủ yếu ở động vật máu nóng ngẫu nhiên truyền sang người qua vết cắn, cào có chất tiết nhiễm virus dại, thường là nước bọt qua vết cắn.
Virus dại thuộc họ Rhabdoviridae, hình viên đạn, kích thước 80-100 Angstron, có cấu tạo ARN.
Virus có sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các thuốc khử trùng thông thường. ở 60 độ C bị tiêu diệt sau 5 phút, 100 độ C bị tiêu diệt trong 1 phút. Bị bất hoạt bởi xà phòng, ete, cồn iod nhanh chóng
Tuy nhiên ở nhiệt độ phòng virus có thể sống được từ 1 -2 tuần, vì vậy đồ vật dính nước bọt của bệnh nhân bị dại, nước bọt của chó dại cũng nguy hiểm.
Paster chia virus dại thành hai loại:
- Virus dại đường phố: có độc lực mạnh, gây nên bệnh cho người bệnh và cho súc vật.
- Virus dại cố định: được nuôi cấy thích hợp và thích ứng trong phòng thí nghiệm, đã làm giảm độc lực, không gây bệnh dại cho người, chỉ gây bệnh dại thể liệt cho súc vật. Được dùng làm điều chế vacxin vì có cùng kháng nguyên với virus dại đường phố.
Nguồn gây bệnh:
Tất cả các động vật máu nóng đều có thể là nguồn chứa virus dại (súc vật nuôi hoặc hoang dại)
Ngoài chó, các súc vật khác cũng bị dại như mèo, ngựa, lợn, bò, cừu..
Dã thú hay mắc bệnh dại nhất là chó sói, cáo dơi Vampire hút máu bò ở Nam Mỹ.
ở Việt Nam nguồn bệnh chủ yếu là chó chiếm tới 96,1%, mèo chiếm khoảng 3,9%.
Virus dại có trong nước dãi của chó dại khoảng 3-10 ngày trước khi chó có biểu hiện lâm sàng đầu tiên và suốt thời gian bị bệnh.
Đường lây truyền bệnh:
- Qua da, niêm mạc có tổn thương dù là rất nhỏ:
- Bị súc vật cắn, cào, liếm là đường lây chính.
- Làm thịt súc vật bị bệnh dại
Ngoài ra còn đường lây trung gian qua đồ vật bị dính nước bọt chó dại, người bị dại mà trên người lành có sẵn vết thương (hiếm gặp)
Trường hợp hiếm gặp đó là bệnh lây qua đường hô hấp gặp ở Nam Mỹ khi vào hang động có dơi Vampire mang virus dại, qua ghép giác mạc của người bị bệnh dại.
Khối cảm thụ:
Tất cả các động vật máu nóng đều có khả năng nhiễm virus dại. Người chỉ thu được miễn dịch sau khi tiêm vacin đủ liều.
Yếu tố cảm thụ:
Xử trí vết thuoeng không đúng
Không chích ngừa khi bị súc vật cắn mà nghi bị dại
Các đối tượng có nguy cơ cao: bác sĩ thú y, kỹ thuật viên xét nghiệm bệnh phẩm dại, người làm nghề nuôi chó theo mô hình trang trại, người huấn luyện chó.
Tính chất dịch: bệnh tản phát gặp quanh năm, tăng cao về mùa hè.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: Dịch tễ học bệnh dại
Không có bình luận