Dịch tễ học bệnh quai bị

Contents

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virus quai bị gây nên viêm tuyến nước bọt, ngoài ra còn gây viêm tuyến sinh dục, viêm tụy, viêm màng não và một số cơ quan khác.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nói chung bệnh diễn biến lành tính, sau mắc bệnh để lại miễn dịch bền vững.

Bệnh gặp khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê của viện vệ sinh dịch tễ trung ương quai bị là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất  có khoảng 21086 trường hợp, không có tử vong.

Dịch tễ học:

  • Mầm bệnh: virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirrus, hình tròn, đường kính 120 – 200 nm, có cấu trúc ARN, xoắn ở trung tâm, ngoài bao bọc bởi lớp vỏ Lipid và Glycoprotein.

    virus quai bị

Virus quai bị có hai kháng nguyên:

Kháng nguyên V: nằm trên lớp vỏ, là yếu tố kích thích sinh kháng thể và gây ngưng kết hồng cầu

Kháng nguyên S: là kháng nguyên hòa tan, không gây ngưng kết hồng cầu.

Virus tồn tại khá lâu ở ngoài cơ thể, nhiệt độ 15 -20 độ C sống được 50 -90 ngày, ở nhiệt độ 37 độ C sống được 8 ngày, chịu lạnh được hơn một năm ở -25 độ C đến -70 độ C, hóa chất Formon 0,1% cồn ete sống được 3-5 phút tia cực tím phân hủy virus trong vài giây.

  • Nguồn bệnh:

Người là nguồn bệnh duy nhất, bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính thường đào thải virus và gây lan truyền bệnh, không có tình trạng người lành mang trùng.

  • Đường lây: bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp do tiếp xúc giữa người bệnh và người lành. Thời gian lây từ 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi có biểu hiện viêm tuyến mang tai.
  • Cơ thể cảm thụ: bệnh thường gặp nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ 3 -14 tuổi và 18-20 tuổi. Người già và từ dưới 2 tuổi ít mắc bệnh. Nam mắc nhiều hơn nữ.

Bệnh để lại miễn dịch suốt đời.

  • Tính chất dịch: bệnh thường xuất hiện thành dịch vào mùa đông xuân, tập trung chủ yếu ở khu vực đông dân cư, khu tập thể, mẫu giáo, trại tân binh…

Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh

  • Cơ chế bệnh sinh:

Virus quai bị xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tăng sinh ở niêm mạc miệng, mũi họng, các hạch lympho rồi vào máu. Từ máu virus xâm nhập gây viêm các cơ quan như tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến sinh dục, màng não… sau đó virus được đào thải ra ngoài qua tuyến nước bọt.

  • Giải phẫu bệnh:

Các tuyến nước bọt: tổn thương chủ yếu ở mô kẽ làm huyết quản phù nề, có thể gây xuất huyết nhỏ quanh các ống dẫn và quanh tuyến nước bọt.

Tuyến tụy: tổn thương cả hệ thống nội tiết và ngoại tiết.

Tinh hoàn: tổn thương cả mô kẽ và biểu mô tuyến làm hoại tử các tế bào biểu mô, sau đó các tuyến teo lại. Nếu nặng có thể gây thiểu năng sinh dục.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: dịch tễ học bệnh quai bị

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Aussamin 500mg

Aussamin 500mg

Sức Khỏe
Supodatin

Supodatin