dịch tễ học bệnh uốn ván
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Vi khuẩn uốn ván được tìm thấy ở khắp mọi nơi và gây bệnh tản phát trên thế giới.
Ở những vùng nông nghiệp và những nơi phải tiếp xúc với với chất thải của súc vật và không được tiêm phòng đầy đủ, bệnh uốn ván gặp nhiều hơn. Nhóm người có nguy cơ cao là: nông dân, nhân viên chăn nuôi gia súc, nghiện chích ma túy.
- một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong là bệnh uốn ván, bệnh gặp ở nhiều nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Tổ chức y tế thế giới đã ước tính trong những năm cuối thể kỉ XX mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ em bị chết vì bệnh uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. tỷ lệ tử vong/ mắc của uốn ván sơ sinh rất cao, có thể tới 80% nhất là ở trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn. tỷ lệ tử vong của bệnh từ 10 đến 90%, cao nhất ở trẻ nhỏ và người có tuổi.
- ở Việt Nam, khắp các tỉnh trong cả nước, bệnh uốn ván xuất hiên tản phát. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Trong giai đoạn 1996 -2000 uốn ván sơ sinh có tỷ lệ mắc trung bình của năm của cả nước là 0,13/1000 trẻ đẻ sống. Từ năm 2005 Việt Nam đã loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh quy mô huyện với tỉ lệ mắc dưới 1/1000 trẻ đẻ sống
-
Nguồn bệnh
Nha bào uốn ván có trong đất, bụi, phân ở ngoại cảnh
-
Đường lây
Qua các vết thương ở da và niêm mạc:
- Các vết thương có thể nhỏ như gai nhọn, đinh đâm, xước da, dập móng tay, ngoáy tai, xỉa răng, bấm lỗ tai…. đến các vết thương to, rộng nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, tai nạn giao thông, gãy xương hở, bỏng sâu… thậm chí ó thể gặp sau đẻ có sót rau, kiểm soát tử cung, nạo thai, sau mổ đường tiêu hóa, cắt trĩ, cắt rốn với các dụng cụ bị nhiễm bẩn.
- Nhiều trường hợp không thấy đường vào do miệng vết thương bịt kín, khâu kín, nhiều tổ chức hoại tử, dập nát thiếu máu, còn dị vật, có vi khuẩn sinh mủ khác tạo ra thuận lợi cho trực khuẩn uốn ván phát triển và gây bệnh
-
Khối cảm thụ
- Bệnh uốn ván không có miễn dịch tự nhiên nên tát cả những người chưa được tiêm phòng vacxin uốn ván đều có nguy cơ bị bệnh
- Sau khi mắc bệnh uốn ván không để lại miễn dịch nhưng sau khi tiêm vacxin giải độc tố uốn ván có miễn dịch tương đối bền vững trong vòng 5 năm
- Bệnh hay gặp ở người nghèo, vùng nông thôn, miền núi điều kiện vệ sinh và bảo hộ lao động kém, không có điều kiện tiêm phòng vacxin và SAT khi bị thương
Không có bình luận