Diễn biến lâm sàng của bỏng (giai đoạn sốc bỏng)
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
diễn biến lâm sàng:
Một nạn nhân bị bỏng ở mức độ III (mức độ bỏng sâu), diện tích bị bỏng rộng khoảng 30% tổng diện tích của cơ thể, sau 1 giờ thì bệnh nhân sẽ bị mất đi khoảng 1400 ml huyết tương, tiếp đó thì cứ mỗi giờ mất thêm 180 ml nữa. Huyết tương trong máu của bệnh nhân sẽ thoát qua các vách của vi quản để đi vào trong các nốt bỏng và huyết tương này sẽ thấm vào trong các tổ chức, gây ra tình trạng phù nề nguyên nhân là do bị bỏng, làm cho cơ thể của bệnh nhân mất đi nhiều phân tử protein, mất nhiều nước và các chất điện giải. Số lượng các tế bào hồng cầu cũng bị tan ra và trở nên dễ vỡ hơn. Một khối lượng lớn các tế bào hồng cầu tập trung vào trong cục máu đông của vết thương lan tỏa vào trong trong các vi quản của lớp tế bào của da, một số nữa thì bị loại ra khỏi vòng tuần hoàn, ứ trệ tại các tổ chức và nội tạng. Bỏng càng nặng thì số lượng các tế bào hồng cầu càng bị loại ra nhiều, bị loại từ 19-40% số lượng các tế bào hồng cầu. Dùng chất phóng xạ Cr51 đánh dấu các hồng cầu cho người bỏng trên 51% diện tích thì cho thấy sau 2 giờ có khoảng 38-46% số lượng các stb hồng cầu bị tan rã hoặc bị loại bỏ. Hậu quả chung là thể tích tuần hoàn của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng và gây ra sốc nặng.
Nạn nhân lả đi và luôn kêu phát, da và niêm mạc nhợt tím, chân tay lạnh, vã mồ hôi lạnh ở trán. Huyết áp bị tụt, mạch đập nhanh, thân nhiệt giảm xuống và hiện tượng đông máu lan tỏa trong lòng mạch ở những bệnh nhân sốc nặng ảnh hưởng nghiêm trong đến chức phận của nhiều cơ quan và nội tạng trong cơ thể , nhất là ở gan và ở thận. Bệnh nhân dễ bị viêm thận nguyên nhân là do sốc. Nước tiểu của bệnh nhân ngày một it đi, trở nên đỏ đặc, có nhiều cá huyết cầu tố, protein, dần dần thì có thể vô niệu.
Xét nghiệm máu thấy máu bị cô đặc và có tình trạng nhiễm toan nặng, dự trũ các chất kiềm cũng giảm xuống, ure trong máu cũng tăng, nồng độ kali trong máu cũng như là bilirubin cũng tăng lên.
Những dấu hiệu xấu của bệnh là bệnh nhân bị nôn ra nước có mà đen (vomito negro), đại tiểu tiện cũng không thể tự chủ được. Trẻ con thì thường là bị tím tái và bụng trướng lên.
Nếu như không bắt đầu truyền nước, truyền dịch cho bệnh nhân thật sớm, bồi phụ khối lường của tuần hoàn không đủ, thì nguy cơ tử vong của bệnh nhân rất cao. Trước kia có khoảng 80% xảy ra trong vòng 48 giờ đầu. Gần đây bởi vì các phương pháp điều trị bỏng tốt hơn, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân cũng đã giảm dần.
Và gồm có ba giai đoạn khác sau giai đoạn sốc bỏng nữa là bao gồm là giai đoạn nhiễm độc cấp tính, giai đoạn nhiễm trùng, và giai đoạn hồi phục của bệnh nhân.
Nguồn:http://health-guru.org
Link bài viết:Diễn biến lâm sàng của bỏng (giai đoạn sốc bỏng)
Không có bình luận