Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết (phần 1)

Contents

Bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo cần phải được nhập viện điều trị.

Các biểu hiện bệnh nhân cần nhập viện điều trị truyền dịch gồm:

  • Bệnh nhân có nôn nhiều, không uống được, có dấu hiệu mất nước, đau bụng, mệt mỏi, hematocrit tăng cao, tiểu cầu giảm nhanh chóng, mặc dù mạch và huyết áp của bệnh nhân vẫn ổn định cũng cần phải truyền dịch sớm.
  • Dịch truyền bao gồm dung dịch Ringer lactat hoặc Glucose 5%, NaCl 0,9%, NaHCO3 1,4%
  • Lượng dịch truyền lúc đầu 6 -7 ml/kg/giờ truyền trong 1-2 giờ sau đó đánh giá lại tình trạng bệnh nhân
  • Nếu tình trạng bệnh nhân cải thiện cần giảm lượng dịch truyền xuống 5 ml/kg/ giờ trong 4-5 giờ sau đó 3 ml/kg/ giờ trong 4-5 giờ nếu bệnh nhân tiếp tục cải thiện. ngừng truyền khi mạch huyết áp ổn định, bệnh nhân hết nôn, ăn uống được, đi tiểu nhiều.
  • Nếu tình trạng bệnh nhân không cải thiện càn xử trí như đối với sốt xuất huyết Dengue có sốc.

    ringer lactat

Một số xử trí khi bệnh nhân có sốc:

  • Thở oxy: tất cả các bệnh nhân có sốc cần điều trị bằng oxy: thở oxy gọng kính
  • Khi điều trị sốc cần chú ý đến điều chỉnh rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan: đảm bảo đường máu 6-8 mmol/l, điều chỉnh rối loạn điện giải: natri máu < 120 mmol/l truyền tĩnh mạch NaCl 3% liều 6-10 ml/kg/giờ, natri máu từ 120 đến 125 mmol/l truyền tĩnh mạch NaCl 6 10 ml/kg trong 2-3 giờ, hạ Kali máu bù bằng đường tĩnh mạch hoặc đường uống. điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm toan: nếu có toan chuyển hóa thì cần bù bằng Bicarbonat 1-2 mEq/kg tiêm tĩnh mạch chậm.

Truyền máu:

Khi người bệnh có sốc cần xác định nhóm máu để khi cần có thể truyền máu kịp thời.

  • Chỉ định truyền máu toàn phần hoặc khối hồng cầu:

Xuất huyết nặng và không có tình trạng cô đặc máu

Mặc dù đã bù đủ dịch nhưng tình trạng sốc vẫn không được cải thiện, hematocrit giảm xuống nhanh còn trên 35%

Cho truyền máu tươi toàn phần 10 ml/kg/lần

  • Truyền khối tiểu cầu:

Khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 50 G/l kèm theo xuất huyết nặng

Nếu số lượng tiểu cầu < 5 G/l mặc dù chưa có xuất huyết có thể truyền tiểu cầu tùy trường hợp cụ thể.

  • Truyền Plasma tươi, tủa lạnh: khi có rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết nặng

Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân:

  • Giữ ấm cho bệnh nhân
  • Khi đang có sốc phải theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở 15 -30 phút/ lần. đo nhiệt độ 2-3 giờ/ lần.
  • Đo hematocrit 2 giờ// lần trong 6 giờ đầu. sau đó 4 giờ/lần cho đến khi hết sốc.
  • Ghi lượng nước xuất nhập trong 24 giờ và trong suốt thời gian bị sốc.
  • Đo lượng nước tiểu /1 giờ/ 24 giờ.
  • Theo dõi lượng dịch truyền, tốc độ truyền đề phòng thừa nước.

Tiêu chuẩn bệnh nhân xuất viện:

bệnh nhân tỉnh, hết sốt 2 ngày

Mạch, huyết áp bình thường

Tiểu tiện bình thường

Số lượng tiểu cầu gần về bình thường hoặc bình thường

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: Điều trị sốt xuất huyết (phần 1)

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Sức Khỏe
Cigapan vỉ 30 viên

Cigapan vỉ 30 viên