điều trị bệnh tả
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
điều trị bệnh tả cần phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt
-
Nguyên tắc
- Phải cách ly điều trị ngay khi có chẩn đoán lâm sàng và lấy bệnh phẩm để xét nghiệm vi khuẩn. ưu tiên điều trị tại chỗ. Với trường hợp nặng, phải cấp cứu tại chỗ, xin hỗ trợ và chi viện của tuyến trên.
- Bổ sung dịch điện giải kịp thời là biện pháp quan trọng hàng đầu để cứu sống bệnh nhân. Kết hợp với kháng sinh diệt khuẩn giải quyết nguồn lây.
- Trong khu vực có dịch, mọi trường hợp tiêu chảy phải được xử lý như bệnh tả
Trước khi điều trị phải đánh giá nhanh chóng mức độ mất nước và xếp bệnh nhân thành ba nhóm để có thái độ xử trí thích hợp. Nên cho bệnh nhân nghi là tả uống oresol cáng sớm càng tốt.
-
Kháng sinh
Kháng sinh có tác dụng diệt phẩy khuẩn tả làm giảm triệu chứng, giảm thời gian bệnh và chống lây lan. Hiện nay phẩy khuẩn tả đã kháng lại các loại kháng sinh trước đây vẫn dùng để điều trị bệnh tả. Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau:
- Kháng sinh được ưu tiên:
Nhóm Fluoroquinolon (không dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ có thai, cho con bú)
Ciprofloxacin 20 mg/kg/ngày uống 3 ngày
Ofloxacin 15 mg/kg/ngày uống 3 ngày
Pefloxacin 10 mg/kg/ngày uống 3 ngày
Hoặc azithromycin 10 mg/kg/ngày uống 3 ngày (dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em)
- Các kháng sinh khác có thể dùng nếu vi khuẩn còn nhạy cảm:
Tetracyclin người lớn 500 mg x 4 lần trong một ngày, uống 3 ngày
Trẻ em 12,5 mg/kg x 4 lần trong một ngày, uống 3 ngày
Doxycyxlin liều duy nhất, người lớn 300 mg trừ phụ nữ có thai.
Cotrimoxazol trẻ em 48 mg x 2 lần trong ngày, uống 3 ngày. Người lớn 960 mg x 2 lần trong ngày, uống 3 ngày
-
Điều trị các triệu chứng khác
Không dùng thuốc cầm tiêu chảy, chống nôn thuốc mạch, corticoid trong điều trị bệnh tả
-
Chế độ dinh dưỡng
Khi bệnh nhân ngừng nôn cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. Khi bệnh nhân hết tiêu chảy thì chế độ ăn trở lại bình thường.
-
Tiêu chuẩn bệnh nhân ra viện
Bệnh nhân ổn định về lâm sàng: hết tiêu chảy, mạch và huyết áp trở về bình thường
Cấy phân 3 lần (2 ngày cấy một lần) liên tiếp âm tính
Bệnh tả có triệu chứng lâm sàng đa dạng, có nhiều thể khác nhau, trong đó có thể tối cấp: bệnh nhân tiêu chảy và nôn dữ dội, mất nước nặng, bệnh diễn biến rất nhanh sau vài giờ bệnh nhân tử vong do trụy mạch, do đó việc xác định bệnh và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời là rất cần thiết và quan trọng. Khi xác định là bệnh tả là cần phải điều trị ngay theo nguyên nhân và triệu chứng. Đặc biệt là vấn đề bù nước điện giải cần được ưu tiên hàng đầu sau đó mới đến việc điều trị tác nhân gây bệnh. việc bù nước điện giải tùy theo mức độ mất nước của bệnh nhân.
Không có bình luận