Điều trị bệnh thương hàn

Contents

Bệnh nhân thương hàn phải được cách ly điều trị kịp thời tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Nguyên tắc điều trị bệnh thương hàn:

  • Sử dung kháng sinh thích hợp lựa chọn kháng sinh có độ tập trung cao ở hệ bạch huyết ruột, mạc treo, có khả năng ngấm vào nội bào tốt, chuyển hóa và đào thải qua gan mật cong hoạt tính diệt khuẩn, dựa theo kháng sinh đồ.
  • Phát hiện và điều trị các biến chứng của bệnh kịp thời.
  • Chăm sóc điều dưỡng tốt và dinh dưỡng đầy đủ.

Điều trị đặc hiệu:

Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

  • Thương hàn kháng thuốc:

Hiện nay ở nước ta trực khuẩn thương hàn đã kháng lại với các loại thuốc kháng sinh trước đây thường dùng để điều trị bệnh. Vì vậy các thuốc sau đây nên được chọn để điều trị bệnh

Nhóm Fluoroquinolon cắt sốt sau 3-5 ngày:

Có đặc tính diệt khuẩn mạnh với salmonella typhi và các salmonella khác

Đạt nồng độ cao ở hệ bạch huyết ruột, mạc treo.

Xâm nhập rất tốt vào nội bào: đại thực bào

Thời gian cắt sốt trung bình 72 giờ, thời gian sạch khuẩn trong máu là 72 giờ.

Hiệu quả điều trị cao đạt 90-100%

Có thể dụng một trong các kháng sinh sau:

Ciprofloxacin, Pefloxacin hoặc Ofloxacin nhóm này không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai vì thuốc có thể gây tổn thương sụn không hồi phục tại các khớp chịu lực của cơ thể.

ciprofloxacin

Nhóm cephalosporin thế hệ III cắt sốt sau 10-14 ngày:

Có dặc tính diệt khuẩn nhanh với nồng độ ức chế tối thiểu thấp

Đạt nồng độ cao tại các hạch mạc treo

Xâm nhập vào nội bào tốt

Dạng thải qua đường mật còn hoạt tính

  • Thương hàn chưa kháng thuốc

ở vùng xác định chắc chắn thương hàn chưa kháng thuốc có thể điều trị bằng các thuốc sau Chloramphenicol, Ampicillin, Amoxicillin hoặc Cotrimoxacol

Điều trị triệu chứng:

  • Bù nước điện giải
  • Dùng thuốc trợ tim mạch
  • Dùng thuốc hạ nhiệt không dùng nhóm salycilat: người lớn khi sốt từ 39 độ C, trẻ em khi sốt từ 38,5 độ C. Không dùng aspirin.
  • Nếu nhiệt độ dưới 38,5 độ C mặc quần áo thoáng mát, chườm ấm vào mùa đông, chườm mát vào mùa hè.
  • Chế độ dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. Khi hết sốt cho bệnh nhân ăn dần về bình thường.

Điều trị biến chứng:

  • Xuất huyết tiêu hóa: bệnh nhân cần được theo dõi để phát hiện kịp thời tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Cho bệnh nhân ngừng ăn, chườm lạnh vùng bụng, sử dụng thuốc co mạch cầm máu. Truyền máu kịp thời cho bệnh nhân khi có thiếu máu.
  • Thủng ruột: đa số các trường hợp phải điều trị ngoại khoa khâu lỗ thủng, cắt nối ruột làm hậu môn nhân tạo, rửa sạch ổ bụng. Nếu có sốc phải điều trị hồi sức cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật.
  • Trụy tim mạch:

Sử dụng corticoid sớm, liều cao, trong thời gian ngắn

Tùy bệnh nhân mà có các biện pháp chống sốc khác nhau như truyền dịch, thở oxy trợ tim mạch.

Điều trị người lành mang trùng:

Huyết thanh chẩn đoán kháng nguyên Vi được dùng để chẩn đoán phân biệt giữa giai đoạn nhiễm khuẩn cấp với giai đoạn mạng trùng mạn tính.

  • Không có sỏi túi mật: chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng hay chụp đường mật cản quang. Điều trị kháng sinh có tỷ lệ thành công khoảng 80% các trường hợp
  • Có sỏi túi mật: cần điều trị bằng kháng sinh như trên. Nếu thất bại thì cắt túi mật

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: Điều trị bệnh thương hàn

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
New Enterbiogold

New Enterbiogold

Sức Khỏe
Dầu nóng Hàn Quốc 100ml

Dầu nóng Hàn Quốc 100ml