điều trị bệnh uốn ván
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
điều trị bệnh uốn ván cần có nhiều bước khác nhau.
-
Xử lý đường vào
- Mở rộng vết thương, cắt lọc, lấy dị vật (nếu vết thương sahjc thì thôi)
- Rửa bằng nước oxy già, thuốc tím
- Đối với uốn ván sau nạo phá thai không có chỉ định cắt tử cung (trù khi bị vỡ, thủng hay hoại tử). Nếu sót rau có thể nạo loại và cho kháng sinh liều cao.
-
Các thuốc điều trị
- Thuốc an thần chống co giật: nên dùng các thuốc không hoặc ít ảnh hưởng đến trung tâm hô háp và ít độc.
Hiện nay nên dùng Diazepam: ít độc, thải trừ nhanh, an thần và mềm cơ
Liều lượng: nhẹ 1-2 mg/kg/24 giờ. Nặng 2-5 mg/kg/ 24 giờ. Tối đa là 8 mg/kg/24 giờ. Liều tùy theo mức độ co cứng, co giật và đáp ứng với thuốc an thần của bệnh nhân. Nên dùng thuốc chia theo giờ.
Ngoài ra, đối với những thể quá nặng, dùng diazepam liều tối đa không khống chế được cơn giật, có kèm rối loạn thần kinh thực vật nhiều, nên xen kẽ với thuốc ức chế giao cảm
Gần đây, Cura và Thiopental được dùng trong điều trị giãn cơ, nhưng có nhiều biến chứng vào tim mạch, liệt hô hấp và nguy hiểm nhất là trụy mạch không hồi phục. Chỉ dùng khi có đủ phương pháp làm chủ về hô hấp cho bệnh nhân (thở máy, bóp bóng liên tục), phải theo dõi huyết áp thường xuyên. Không dùng cho người trên 50 tuổi.
- Huyết thanh kháng độc tố uốn ván
Bản chất là huyết thanh ngựa đã được miễn dịch bằng giải độc tố uốn ván. Chỉ có tác dụng trung hòa độc tố còn đang lưu hành trong máu. Khi độc tố đã gắn vào thần kinh gây bệnh thì huyết thanh ít có tác dụng. Bên cạnh đó huyết thanh còn có tai biến do đó ngày nay có tác giả khuyên không cần dùng liều cao, chỉ nên dùng liều vừa phải hoặc không dùng tùy theo từng vết thương.
Liều thấp: 5.000 – 10.0000 đơn vị, tối đa 20.000 đơn vị. Tiêm bắp 1 lần duy nhất, thử test trước khi tiêm.
- Vacxin
Khi mắc bệnh uốn ván không gây miễn dịch bền vững nên phải dùng vacxin để gây miễn dịch chủ động cho bệnh nhân để phòng bệnh sau này.
Tiêm dưới da 3 lần, mỗi lần 1ml, cách 10-15 ngày. Sau 1 năm tiêm nhắc lại 1ml.
- Thuốc kháng sinh: có hai mục đích
Diệt vi khuẩn uốn ván
Chống bội nhiễm: tùy tình trạng bệnh nhân mà phối hợp các kháng sinh, nhất là đã mở khí quản.
- Bồi phụ nước điện giải và điều trị biến chứng:
Bệnh nhân co giật nhiều, rối loạn thần kinh thực vật dễ dẫn đến rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan làm cho bệnh nhân nặng hơn
Phải theo dõi tình trạng bệnh nhân hàng ngày để bồi phụ kịp thời như huyết thanh mặn ngọt, dung dịch natri bicarbonat… qua đường truyền tĩnh mạch hoặc cho uống qua sonde dạ dày.
Kết hợp trợ lực, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân như moriamin, vitamin…
-
Đảm bảo thông khí
Hút đờm dãi
Thở oxy ngắt quãng
Mở khí quản khi có dấu hiệu chẹn ngực hoặc ứ đọng đờm dãi nhiều mà bệnh nhân không tự khác được
Không có bình luận