Điều trị và dự phòng bệnh dịch hạch
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Bệnh dịch hạch có thể lây nhiễm qua nhiều đường như lây qua trung gian truyền bệnh, qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường da niêm mạc. Trong đó lây qua trung gian truyền bệnh là chủ yếu.
Trực khuẩn dịch hạch xâm nhập vào cơ thể qua da (chủ yếu qua vết đốt của bọ chét) và qua niêm mạc (hầu họng, đường hô hấp). Theo đường bạch huyết đến hạch lympho khu vực, vi khuẩn vượt qua hạch bạch huyết, theo dòng bạch huyết đến xâm nhập vào các hạch bạch huyết ở sâu hoặc ở xa hạch khởi điểm rồi xâm nhập vào máu. Vi khuẩn tồn tại trong máu thời gian ngắn do tác động của gan, lách, đại thực bào. Quá trình bệnh lý dừng lại ở hạch gây dịch hạch thể hạch. Từ máu vi khuẩn đến các cơ quan như phổi, ruột, màng não… gây dịch hạch thể phổi, thể tiêu hóa… từ các ổ tiên phát này, vi khuẩn lại xâm nhập vào máu với số lượng lớn hơn và độc lực mạnh hơn làm cho bệnh nặng lên.
Vi khuẩn dịch hạch có ái tính với tế bào thần kinh và là tác nhân gây rối loạn tinh thần, li bì, mê sảng, xuất huyết lan rộng hơn trong nội tạng.
Từ những tổn thương tiên phát như phổi, vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống bạch huyết, tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết.
Điều trị bệnh dịch hạch:
- Đối với dịch hạch thể nhẹ dùng một loại kháng sinh
Tetracyclin 30 – 50 mg/kg/ ngày x 7 – 10 ngày
Cotrimoxazol 50 mg/kg/ ngày x 7 – 10 ngày
Sulfadiazin 0,5 g liều 2 g / ngày
- Dịch hạch thể trung bình:
Dùng phối hợp hai loại kháng sinh (một tiêm một uống)
Streptomycin 50 mg/kg/ ngày
Tetracyclin 50 mg/kg/ ngày hoặc cloramphenicol 50 mg/kg/ ngày
Trợ tim mạch: spactein, dopamin…
Nghỉ ngơi, bù nước điện giải, vitamin…
- Dịch hạch thể nặng:
Phối hợp 3 loại kháng sinh (2 tiêm, 1 uống)
Streptomycin 50 mg/kg/ ngày tiêm bắp
Cloramphenicol 50 mg/kg/ ngày tiêm tĩnh mạch
Tetracyclin 50 mg/kg/ ngày uống
Bù nước điện giải
Chống toan huyết bằng dung dịch kiềm 1,4%
Trợ tim mạch
Nâng cao thể trạng
Phòng bệnh:
- Đối với nguồn bệnh:
Quản lý các ổ tự nhiên, theo dõi tình trạng chuột chết, mật độ bọ chét, nếu dịch xảy ra cần tổ chức diệt bọ chét, diệt chuột.
- Đối với bệnh nhân:
Cần khai báo khẩn cấp dịch, điều trị cách lý, cần xử lý quần áo, đồ dùng của bệnh nhân theo đúng nguyên tắc khử khuẩn
- Đói với nhân viên y tế và người chăm sóc trực tiếp:
Cần đảm bảo các nguyên tắc vô trùng tại bệnh viện, đoe khẩu trang
Uống thuốc dự phòng và theo dõi sau tiếp xúc 7 ngày. Có thể uống mộ trong các loại thuốc dự phòng sau:
Doxycyxlin người lớn 200 mg/ ngày, trẻ em 2-4 mg/kg/ ngày
Ciprofloxacin 1 g/ ngày
Tetracyclin 30 -50 mg/kg/ ngày
- Tiêm chủng dự phòng:
Vacxin chết tiêm hai lần cách nhau 1-3 tháng và nhắc lại cứ 6 tháng một lần, chỉ định cho người đi vào vùng có dịch và cho nhân viên chăm sóc động vật.
Vacxin sống giảm độc lực tiêm một liều 0,1 ml trong da, tiêm nhắc lại hàng năm
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: điều trị và dự phòng bệnh dịch hạch
Không có bình luận