Giải phẫu bệnh lâm sàng của gãy xương đùi
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Giải phẫu bệnh học
- Thân xương đùi: đây không phải là một xương thẳng mà hơi cong vào trong, do đó nẹp vít A.O bắt vào thân xương phải bắt ở phía trong của lồi cầu xương.
- ống tủy xương đùi: thu hẹp ở phía một phần hai giữa xương, rộng ở hai đầu xương. Do đó, trường hợp bệnh nhân bị gãy ở 1/3 giữa thân xương thì đóng đinh nội tủy rất tốt, gãy ở 1/3 trên và một phần ba dưới, đóng đinh sẽ bị lỏng cho nên ở đây vai trò của nẹp A.O tốt hơn.
Muốn có hình ống tủy to bằng thật (trên các phim chụp thẳng, các phim chụp nghiêng) để chọn đinh nội tủy thích hợp, cần để bóng x-quang cách xa đùi từ 1.2-1.5 m (đây gọi là chụp télé đùi).
- Khi gãy ở 1/3 dưới: các bó mạch vùng khoeo hoặc vùng ống Hunter có thể bị tổn thương.
- Đường gãy:
+ Đường gãy ngang: nếu các đường nhẵn như tiện mía, thì dễ dàng nắn nhưng cũng dễ bị đi lêch thứ phát. Nếu đường gãy càng răng cưa thành bậc thì khó khăn trong nắn xương nhưng một khi đã nắn đúng răng , đúng bậc thì ít có nguy cơ di lệch thứ phát trong bột.
+ Đường gãy chéo vát hay chéo xoắn: dễ di lệch thứ phát hay khi dữ nắn trong bột.
+ Gãy có thêm các mảnh phụ: hình cánh bướm hoặc gãy thành hai tầng hoặc có thể gãy có các mảnh vụn đều được xếp vào loại gãy không vững, khó nắn chỉnh và giữ bằng bột.
- Vị trí gãy và cơ chế di lệch:
+ Gãy ở vị trí 1/3 trên: với khối cơ nông khỏe kéo vểnh vùng trung tâm ra ngoài và ra trước, khới cơ khép kéo mạnh đoạn ngoại viêm vào trong nên gây ra gấp góc nhiều. rất khó chỉnh đoạn trung tâm, chỉ có khả năng chỉnh đoạn ngoại vi theo hướng của đoạn trung tâm.
+ Gãy ở vị trí 1/3 giữa: ở đoạn trung tâm bị kéo vểnh ra ngoài do có cơ khép lại vào trong. Khối cơ đùi ở đây khỏe cho nên co kéo nhiều làm cho di lệch gây ra ngắn chi rất rõ (có khi ngắn khoảng 5-10 cm). Muốn nắn chỉnh tốt ở đây cần gây mê và giãn cơ thật tốt.
+ Gãy ở vị trí 1/3 dưới: di lệch: đoạn dưới bị kéo gục ra sau do tác động của các cơ sinh đôi cho nên bệnh nhân có thể có nguy cơ tổn thương bó mạch thần kinh tại vùng khoeo. Muốn nắn chỉnh tốt cần để gấp nhẹ khớp gối.
- Gãy xương đùi ở trẻ em:
+ Ở trẻ em xương đùi còn đang độ phát triển lớn theo chiều dài và chiều ngang nên có thể tự điều chỉnh được, ít để lại di chứng với các trường hợp ngắn dưới 1-2 cm và gấp góc 10 độ, tuy nhiên trẻ em không thể tự điều chỉnh xương xoắn vặn theo trục.
+ Gãy xương đùi ở trẻ em có thể bị bong sụn kết hợp gây nên hiện tượng chân dài ngắn về sau cho trẻ.
copy ghi nguồn:http://health-guru.org/
link bài viết:Giải phẫu bệnh lâm sàng của gãy xương đùi
Không có bình luận