Hội chứng chảy máu trong

 

Contents

1.Định nghĩa.

Hội chứng chảy máu trong (tiếp theo)
Hội chứng chảy máu trong (tiếp theo)
  • Có máu trong ổ bụng, không có các vết thương thấu bụng.
  • Có máu trong khoang màng phổi, không có máu chảy ra ngoài.
  • Tràn máu trong các khoang tự nhiên, nhưng máu không chảy ra ngoài. Tràn máu trường hợp mà tràn máu màng tim không gây hội chứng tràn máu mà gây ra hội chứng ép tim cấp.

2.Nguyên nhân gây hội chứng chảy máu trong.

  • Nguyên nhân chảy máu trong ổ bụng của bệnh nhân:
  • Nguyên nhân là bởi vì bị vỡ các tạng đặc trong thành bụng; do các chấn thương hay do bệnh lí gây nên.

+ Các tạng nằm trong ổ phúc mạc như gan hay lách.

+ Các tạng nằm ngoài ổ phúc mạc hay rách phúc mạc như thận

  • Nguyên nhân là tổn thương các mạch máu:cũng có nguyên nhân từ các chấn thương hay các bệnh lí gây ra:

+ Thành bụng: không có các tổn thương toàn bộ các lớp của thành bụng.

+ Mạch mạc treo, hay mạc nối như trường hợp chửa ngoài tử cung vỡ.

  • Chảy máu trong khoang màng phổi:
  • Do các tổn thương của mạch máu liên sườn.
  • Do tổn thương nhu mô phổi.
  • Do tổn thương của mạch máu trung thất vỡ vào màng phổi.

3.Các thể lâm sàng của bệnh.

  • Thể tối cấp: bệnh nhân bị tổn thương các mạch máu máu lớn và thường thì trường hợp này bị tử vong trước khi được đưa vào viện.
  • Thể bình thường.
  • Thể ẩn: bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện của thiếu máu nhẹ, đau bụng cũng nhẹ. Chẩn đoán bệnh nhờ theo dõi diễn biến trên lâm sàng của bệnh, chọc dò ổ bụng, các hình ảnh X-quang cũng như siêu âm.
  • Thể thứ phát hai thì: thường thì bệnh nhân có thể này là do các chấn thương bị vỡ gan hoặc vỡ lách gây nên. Thì đầu có biểu hiện của tụ máu dưới bao Glison của gan hoặc là vơ lách mà chưa xuất hiện triệu chứng có máu ở trong ổ bụng, khi bệnh nhân bị vỡ bao này thì mới có các triệu chứng rõ ràng.

4.Điều trị bệnh.

  • Tại tuyến huyện: cần thực hiện hồi sức tốt, chỉ chuyển bệnh nhân lên các tuyên trên khi tình trạng của bệnh nhân đã ổn định, huyết áp tối đa của bệnh nhân trên 90 mmHg, khi di chuyển bệnh nhân thì cần di chuyển nhẹ nhàng và có các nhân viên cũng như phương tiện hồi sức kèm theo. Nếu tình trạng của bệnh nhân không cho phép thì cần mời các bác sĩ  của tuyến trên về để mổ tại tuyến huyện.
  • Tại các tuyến có khả năng phẫu thuật cho bệnh nhân:

Với trường hợp bị tràn máu trong ổ bụng, nguyên tắc mổ là phẫu thuật viên cần phải kiểm tra toàn bộ các tạng có trong ổ bụng, mặc dù đã thấy được một tổn thương ở một vị trí nào đó.

Với trường hợp bệnh nhân bị tràn máu màng phổi: cần thực hiện dẫn lưu màng phổi và tiếp tục theo dõi bệnh nhân. Nếu trường hợp bệnh nhân chuyển nặng dần, máu, và hơi tiếp tục chảy ra nhiều trong các ống dẫn lưu thì mổ để xử lí tùy theo các tổn thương  (khâu phổi, cắt phổi, khâu cầm máu cho mạch máu liên sườn, trung thất,…)

Nguồn: http://health-guru.org/

Link bài viết: Hội chứng chảy máu trong

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

Sức Khỏe
Boliveric

Boliveric